Công nghệ
03/07/2021 21:03Cảnh báo: TikTok tràn lan video hướng dẫn làm giả kết quả dương tính COVID-19 để... trốn học
Theo tờ Independent, nhiều thanh thiếu niên ở Anh đã chia sẻ mẹo và thủ thuật làm giả giấy xét nghiệm và có kết quả dương tính với COVID-19. Chiêu trò này được cho nhằm qua mặt nhà trường và giúp những thanh thiếu niên này có thể trốn học.
Nhiều đoạn clip cho thấy, các thanh thiếu niên thử các chất bao gồm nước sốt táo, Coca-Cola, giấm, nước rửa tay, trái kiwi, dâu tây và tương cà trên các que xét nghiệm nhanh nhằm tạo ra kết quả dương tính giả.
Những đoạn video chia sẻ này có hashtag #fakecovidtest và tính tới nay đã có hơn 6,5 triệu lượt xem. Trong khi đó, tài khoản @fakecovidtests hiện đã ngừng hoạt động, trước khi có hơn 20.000 người theo dõi.
Các video lan truyền mạnh tới mức có tới gần 400.000 trẻ em và thanh thiếu niên nghỉ học vì lý do liên quan đến Covid-19 trong tuần qua tại Vương quốc Anh trong bối cảnh số ca dương tính bắt đầu tăng đột biến trên khắp nước này.
Geoff Barton, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà lãnh đạo trường học và đại học chia sẻ với trang iNews cho biết, chỉ có một "thiểu số rất nhỏ" học sinh lạm dụng kết quả xét nghiệm nhưng cảnh báo các bậc cha mẹ cần cho con cái họ kiểm tra kỹ hơn.
Barton nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ kêu gọi các bậc phụ huynh nghiêm túc theo dõi và điều tra xem các kết quả xét nghiệm Covid-19 có bị lạm dụng hay không".
Trang web kiểm tra sự thật Full Fact cho biết, kết quả dương tính giả thực chất là kết quả của các xét nghiệm sử dụng kỹ thuật Lateral Flow ImmunoAssay (LFA) nhằm phát hiện kháng nguyên trong máu. Thực tế kết quả dương tính giả là do các chất chứa axit đặt trên khu vực đặt mẫu xét nghiệm.
Trang web cho biết, kết quả dương tính giả không có nghĩa là thực phẩm có chứa virus SARS-CoV2 hoặc các xét nghiệm không đáng tin cậy nếu chúng được sử dụng đúng cách trên người. Full Fact cho biết thêm: "Các xét nghiệm LFA rất khó cho kết quả dương tính giả nếu được sử dụng đúng cách".
Người phát ngôn của TikTok cho biết: "Nguyên tắc cộng đồng của chúng tôi đã nêu rất rõ. Chúng tôi sẽ xóa nội dung thông tin sai lệch, độc hại, bao gồm cả thông tin sai lệch về y tế liên quan đến Covid-19 và thông tin phản đối tiêm chủng trên phạm vi rộng hơn. Kể từ khi đại dịch nổ ra, chúng tôi đã cung cấp cho cộng đồng quyền tiếp cận các thông tin đáng tin cậy và thông qua quan hệ đối tác với Team Halo, các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới có thể dễ dàng chia sẻ cách tiêm và kiểm tra độ an toàn".
Hy vọng sau khi TikTok nhận ra vấn đề trên sẽ sớm xử lý và dập tắt trào lưu làm giả các kết quả dương tính nhằm tránh các hệ lụy nguy hiểm.
Theo Tiến Thanh (Pháp Luật & Bạn Đọc)
Tin cùng chuyên mục








-
Bắt gặp bạn trai thiếu gia Hoa hậu Đỗ Hà hộ tống mẹ vợ tương lai, có 1 hành động nhằm né sự chú ý (17/07)
-
Chứng khoán áp sát đỉnh lịch sử, cổ phiếu "họ Vin" bay phấp phới (17/07)
-
Hơn 140 công dân Việt Nam bị tạm giữ tại Campuchia vì liên quan lừa đảo trực tuyến (17/07)
-
Phương Mỹ Chi và “nữ hoàng melody” sẽ diễn siêu hit 280 triệu view của Sơn Tùng tại Chung kết Sing! Asia? (17/07)
-
Thực hư bức ảnh Thủ khoa khối C19 đạt 29,75 điểm nhưng trượt tốt nghiệp vì 0,25 Toán (17/07)
-
Đại tướng Nguyễn Tân Cương "bật mí" những điểm đặc biệt trong lễ diễu binh 2/9 (17/07)
-
Lời nói của nữ bác sĩ khiến bé gái đứng trên nóc nhà BV Bạch Mai từ bỏ ý định tự tử (17/07)
-
Bộ Y tế yêu cầu thu hồi trên toàn quốc 2 loại kem chống nắng giả (17/07)
-
Nhân viên chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh nhổ nước bọt vào burger để phục vụ khách, nguyên nhân gây phẫn nộ (17/07)
-
Nghiên cứu chính xác đến giật mình: Hôn nhân không tan vì ngoại tình mà vì duy nhất 1 lý do (17/07)
Bài đọc nhiều




