Công nghệ
09/10/2020 09:45Đĩa game xách tay sẽ bị xóa sổ từ 15/10?
Cũng như các loại đồ công nghệ xách tay khác, đĩa game xách tay (chủ yếu là các game console, handheld) là mặt hàng được game thủ rất ưa chuộng. Lý do là đĩa game có tính sở hữu, phù hợp để sưu tầm hoặc có thể bán lại khi cần.
Giá bán của các mặt hàng này cũng rất hấp dẫn. Chẳng hạn, một đĩa Ratchet & Clank phiên bản PS4 hiện có giá từ 7.99 USD ở nước ngoài (tùy phiên bản), được rao bán trên các trang thương mại điện tử như Tiki hay Shopee là khoảng dưới 300.000đ.

Trong khi đó, Sony Việt Nam hiện đang bán đĩa game này với giá từ 450.000đ (đã bao gồm VAT). Tình trạng này là tương tự với iPhone xách tay, vốn có mức giá hấp dẫn hơn đáng kể so với mặt hàng phân phối chính thức ở Việt Nam do không phải đóng thuế.
Nhưng khi Nghị định 98/2020/NĐ-CP chính thức có hiệu lực kể từ ngày 15/10, những mặt hàng này có thể bị xóa sổ. Lý do là phần lớn các mặt hàng xách tay không xuất trình được hóa đơn giấy tờ đầy đủ.
Theo quy định mới, đĩa game xách tay không hóa đơn được xem là hàng hóa nhập lậu với các mức phạt theo khung từ 500.000đ - 1 triệu đồng đến 40 - 50 triệu đồng tùy theo giá trị hàng hóa. Luật cũng quy định mức xử phạt hành chính tương đương đối với hành vi cố ý vận chuyển, tàng trữ hoặc giao nhận.

Như vậy, đĩa game xách tay không giấy tờ từ 15/10 cũng sẽ được xếp vào định nghĩa game lậu, theo các quy định của pháp luật. Điều này là tương tự với cách hiểu về game lậu trên Steam gây tranh cãi lớn trong thời gian qua.
Sau thời điểm này, giới thương nhân có thể sẽ phải chuyển qua bán các đĩa game đã qua sử dụng. Tuy nhiên, đĩa game bản quyền thường gắn kèm mã code chỉ kích hoạt một lần cho chơi mạng (multiplayer), do đó thị trường buôn bán đĩa game đã qua sử dụng ở Việt Nam không quá sôi động hay đủ hấp dẫn các con buôn.
Trên thực tế, không chỉ có đĩa game, các máy chơi game console hay handheld cũng sẽ nằm trong diện hàng hóa không hóa đơn chứng từ sau ngày 15/10. Các sản phẩm này thường được các cửa hàng trong nước mua về là các bản đã được hack (mod chip) để tiện cho việc chép game vào máy. Hiện chỉ có Sony là nhà sản xuất duy nhất phân phối và ủy quyền phân phối các máy chơi game của hãng này ở Việt Nam.
Theo Phương Nguyễn (ICT News)
Tin cùng chuyên mục








-
Danh sách du khách có mặt trên tàu gặp nạn khi du lịch trên vịnh Hạ Long: Hơn 20 trẻ em, bé nhỏ nhất mới 2 tuổi, đa số đều ở Hà Nội (19/07)
-
Vụ lật tàu Vịnh Hạ Long: Bé trai thoát chết thần kỳ sau 4 giờ mắc kẹt trong khoang kín (19/07)
-
Tuyên bố "chơi lớn" làm được chatbot mạnh hơn ChatGPT, Dược sĩ Tiến có tiềm lực tài chính mạnh thế nào? (19/07)
-
Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai" (19/07)
-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
Bài đọc nhiều




