Công nghệ
28/11/2023 09:00Hệ lụy từ trào lưu livestream mô phỏng nhân vật ảo trên TikTok
Livestream "mô phỏng nhân vật ảo" đang rầm rộ trên TikTok xuất phát từ ký hiệu NPC (Non-player character) - chỉ những nhân vật trong các trò chơi mà người chơi không thể điều khiển được. Trong những video game, nhân vật này được điều khiển bằng máy tính thông qua trí thông minh nhân tạo.
Những người tham gia trào lưu này sẽ thực hiện các cuộc phát sóng trực tiếp, hoá thân thành các nhân vật NPC như công chúa, người nhện... với sự đầu tư từ trang phục, đến make-up, học giọng điệu, biểu cảm của các nhân vật trong game để có màn tương tác chuẩn xác.
Một số bạn trẻ cho biết, hoạt động livestream "mô phỏng nhân vật ảo" đâu đó cung cấp một cách tiếp cận mới mẻ trong sáng tạo nội dung , tăng cường tương tác với khán giả bằng cách tạo ra một kịch bản không dự đoán trước, phát triển kỹ năng diễn xuất và sáng tạo cho người livestream. Thế nhưng, những hệ luỵ của trào lưu này đang tiềm ẩn trong chính cộng đồng người livestream và các bạn trẻ "nghiện" TikTok.

Khi nền tảng này ra đời và phủ sóng giới trẻ trong nước và thế giới, những xu hướng việc làm mới ra đời kèm theo thách thức về sự sáng tạo, nhu cầu tạo sự khác biệt giữa các cá thể tăng cao. Dưới những lớp thông tin giải trí tích cực, công chúng của trào lưu livestream "mô phỏng nhân vật ảo" vô tình tạo cơ hội cho những streamer làm trò lố , hành vi độc hại, kinh dị, bạo lực... bằng việc "thả" các đồng xu, tip hoa hồng. Khi những livestream này lan rộng, sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ em nói riêng và giới trẻ nói chung.
Để tặng quà cho người livestream, người xem sẽ phải dùng xu để đổi. Theo đó, mệnh giá cao nhất là 4.775.000 đồng tương ứng với 17.500 xu. Khi người xem gửi tặng một món quà (sau khi đã dùng xu để mua) sẽ có thể yêu cầu người livestream thực hiện một hoạt động đáp ứng nhu cầu giải trí của người tặng quà.
Thậm chí, nếu streamer thực hiện hành động càng vô nghĩa, đâu đó có khán giả càng hứng thú, "thả" nhiều quà hơn. Vì lẽ đó, có những streamer bất chấp vì tiền đã đánh đổi sức khoẻ để thực hiện những hành vi tự gây hại cho bản thân như nhảy xuống sông, hoá trang nguy hiểm, thể hiện sức khoẻ bằng việc ôm vác vật nặng trong một tư thế nào đó...

Theo Tajfel (nhà tâm lý học xã hội người Ba Lan) và Turner (nhà tâm lý học xã hội người Anh) trong lý thuyết "Social Identity Theory” (Lý thuyết bản sắc xã hội), nghiên cứu về cách nhận thức và quá trình xã hội hóa đóng một vai trò trong việc hình thành nhận dạng xã hội và nhóm, cũng như tác động của nhận dạng này đối với hành vi cá nhân và nhóm.
Mạng xã hội có khả năng đẩy mạnh hiệu ứng này khi giới trẻ tìm kiếm và tương tác với nhóm đồng đẳng. Bạn trẻ cảm thấy cần phải thích nghi hoặc thậm chí thay đổi giá trị của mình để phản ánh hoặc phù hợp với nhóm đó. Một số người cảm thấy cần phải "biểu diễn" theo một cách nhất định trên MXH để được chấp nhận, điều này tạo ra mức độ căng thẳng về bản sắc khi cố duy trì một hình ảnh không phản ánh giá trị và lý tưởng thực sự.
Theo Diệu Nhi (Tiền Phong)
Tin cùng chuyên mục








-
Bắt nghi phạm nổ súng, bắn tử vong người đàn ông ở Đồng Nai (17/07)
-
Nhiều người Hàn Quốc bức xúc khi xem bản tin thời sự về vụ 2 cô gái gây gổ ở tiệm photobooth Hà Nội (17/07)
-
Nữ sinh đạt điểm tuyệt đối 3 môn, ĐH top 1 gọi điện mời nhập học trong đêm nhưng bị cô từ chối khiến ai cũng ngỡ ngàng (17/07)
-
Hải Sapa bất ngờ "tố" Ngô Quyền Thế (17/07)
-
Ăn 1 mớ rau này tốt ngang thịt bò, ở quê có nhiều bỏ qua quá phí (17/07)
-
Bộ Văn hóa nhắc nhở MC Quyền Linh, Doãn Quốc Đam (17/07)
-
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên "chóng mặt", tâm điểm hướng về nơi nào? (17/07)
-
Người đàn ông "chết điếng" vì 2 điện thoại iPhone chạy hệ điều hành... Android (17/07)
-
Bắt gặp bạn trai thiếu gia Hoa hậu Đỗ Hà hộ tống mẹ vợ tương lai, có 1 hành động nhằm né sự chú ý (17/07)
-
Chứng khoán áp sát đỉnh lịch sử, cổ phiếu "họ Vin" bay phấp phới (17/07)
Bài đọc nhiều




