Công nghệ
11/10/2017 09:44Khai tử Windows Phone: Microsoft chưa bao giờ dành cho “con đẻ” ánh đèn sân khấu đúng mực
Lý do vì sao Windows Phone không thể trụ lại được? Do phần cứng không bắt mắt? Do phần mềm không đủ sức cạnh tranh? Nhưng cũng có thể do Microsoft chưa bao giờ chú trọng đến marketing "đứa con đẻ" của mình.
![]() |
Một nhân viên cấp cao của Microsoft cuối tuần vừa rồi đã xác nhận việc Người khổng lồ phần mềm khai tử Windows Phone và rằng công ty không có bất cứ kế hoạch nào trong việc sản xuất phần cứng chạy hệ điều hành “con đẻ” của mình nữa.
Nguyên nhân cái chết của Windows Phone quả thật tới từ rất nhiều yếu tố: có người cho rằng do phần cứng chạy hệ điều hành, cũng lại có người khẳng định đó chính là do bản thân phần mềm Windows Phone. Nhưng tồn tại một khía cạnh khác góp phần không nhỏ dẫn tới sự suy tàn của Windows Phone ngày hôm nay mà dường như ít ai để ý tới: quảng cáo và tiếp thị.
Trước nhiều ý kiến cho rằng rào cản lớn nhất ngăn Windows Phone tiếp cận tới người dùng đó là sự thiếu hụt nặng nề về hỗ trợ ứng dụng, cựu Phó chủ tịch mảng Hệ điều hành Microsoft, Joe Belfiore, cho biết chính sự thiếu hụt về người dùng tạo ra thiếu hụt về nhà phát triển mặc cho vô vàn nỗ lực động viên khích lệ tới từ phía Micosoft.
Và thế là sự việc quay trở lại bối cảnh câu chuyện về con gà và quả trứng - Windows Phone cần thêm lượng người dùng cơ sở để có thể đủ sức thu hút nhà phát triển, nhưng lại không thể có thêm người dùng nếu như không sở hữu đủ nhà phát triển để tạo ra những ứng dụng tuyệt vời hơn. Tuy nhiên, bên cạnh thế "tiến thoái lưỡng nan" đó, người viết cho rằng Microsoft đã bỏ lỡ một cơ hội vô giá và số phận của Windows Phone có thể đã khá hơn nếu công ty chịu đầu tư thêm vào việc quảng bá sản phẩm của mình.
Nguyên nhân chính lý giải cho sự vắng mặt của Windows Phone trên biểu đồ thống kê thị phần OS mà ai cũng có thể nhận ra đó là: Windows Phone đã không làm bất cứ điều gì để khiến bản thân nổi bật. Microsoft đã không tiếp thị Windows Phone theo cách hoành tráng nhất mà đáng ra hãng đã phải làm để khiến Windows Phone trở nên phổ biến hơn trong mắt người tiêu dùng, hay chí ít là không chìm nghỉm như một vị khán giả lặng lẽ theo dõi cuộc chiến đẫm máu giữa Android và iOS.
iPhone vs. Galaxy sẽ mãi là một cuộc chiến bất phân kẻ thắng người bại, nhưng điều mà cả Apple lẫn Samsung đều hiểu rõ hơn ai hết đó chính là marketing. Thật không khó để bắt gặp hình ảnh của chiếc Galaxy S đời mới nhất trên đường phố, dù là trên xe bus hay biển hiệu cửa hàng.
Còn Apple thì đặt tên cho sản phẩm tốt đến mức tời giờ vẫn không ít người nghĩ rằng “Retina” là tên một chuẩn độ phân giải, ca ngợi cải tiến phần cứng của mình bằng những ngôn từ trên mây khiến người mua cảm thấy một camera đẹp hơn hay một màn hình lớn hơn là điều tối quan trọng của cuộc sống.
Và Microsoft đã không làm như vậy. Marketing của Windows Phone (dù có) gần như con số 0. Một vài quảng cáo người dùng không bao giờ bắt gặp chẳng thể đem lại quá nhiều thay đổi tích cực. Thực tế là Windows Phone đã làm được những điều rất khác so với các điện thoại khác, nhưng một lần nữa, chẳng ai biết đến điều đó vì họ chẳng bao giờ xem được một mẩu quảng cáo.
Có lẽ một trong số những clip quảng cáo hiếm hoi của Windows Phone đã mô tả chính xác bức tranh toàn cảnh về tình hình thị phần hệ điều hành di động trên toàn thế giới. Đoạn clip mô tả hai người sử dụng Windows Phone đứng ngoài cười nhạo trước cuộc ẩu đả nảy lửa diễn ra giữa người dùng iPhone và điện thoại Android trong một đám cưới.
Đoạn quảng cáo chỉ nhằm “đá xoáy” đối thủ mà không nêu bật được bất cứ tính năng nổi trội nào của sản phẩm. Không chỉ thế, trong đám đông khoảng 100 vị khách chỉ vỏn vẹn tìm được 2 người sử dụng Windows Phone - quảng cáo không thể “chân thật” hơn tới từ Microsoft đã phản ánh đúng hiện thực tàn khốc của Windows Phone thời bấy giờ.
Sau cùng, kết cục ngày hôm nay của Windows Phone rõ ràng đến từ nhiều nguyên do. Thế nhưng nếu tiếp thị tốt hơn hãng đã có thể giành được cho Windows Phone một thị phần người sử dụng nhất định và từ đó thu hút được thêm nhà phát triển cho hệ điều hành và biết đâu, ngày hôm nay chúng ta vẫn còn được bắt gặp những Lumia hay HTC chạy hệ điều hành của Microsoft. Bài học rút ra ở đây là: Bạn cần phải biết cách chơi với đám đông, và tiếc rằng, có một đám đông mà Người khổng lồ phần mềm chưa hoàn toàn thấu hiểu.
Theo Công Minh (Ictnews.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Loạt dự án bãi xe ở Hà Nội quây tôn, "bất động" nhiều năm (18/07)
-
Tin buồn: Đại sứ Nguyễn Thị Nguyệt Nga từ trần (18/07)
-
Nữ sinh Hà Nội trúng tuyển cả 2 đại học top đầu Trung Quốc (18/07)
-
Chủ người Hàn mở tiệm photobooth lên tiếng khi hàng loạt cửa hàng đánh 1 sao oan uổng (18/07)
-
Tôi đọc lén tin nhắn của chồng và chết lặng khi thấy anh hỏi bạn: "Như thế có bình thường không?" (18/07)
-
Netizen sốc khi Soobin đạt 15 triệu followers trên Instagram, vượt cả Jang Won Young lẫn Sơn Tùng (18/07)
-
"Đừng đem đồ cũ của con mình tặng người khác nữa": Khi lòng tốt trở thành sự coi thường, phụ huynh EQ thấp chú ý! (18/07)
-
Đu dây xuống vực sâu 70 m giải cứu tài xế mắc kẹt trong cabin xe container (18/07)
-
Lộ danh tính người thứ ba ở sự cố kiss-cam “gây bão” của CEO Astronomer: Mối quan hệ khiến ai cũng giật mình (18/07)
-
5 dấu hiệu cho thấy bạn đang âm thầm đi trước 80% người cùng tuổi về cách dùng tiền (18/07)
Bài đọc nhiều




