Đời sống
30/10/2018 20:36Bị bắt vì trộm quần lót gái xinh lúc 12 giờ đêm, trai đẹp Đồng Tháp khóc nức nở
Khi bị chất vấn, anh chàng này vừa khóc vừa khai chỉ mới đi trộm một lần, đi một mình nhưng chưa kịp lấy thì đã bị bắt quả tang.
Một người đàn ông hỏi: “Lấy làm gì?” thì y không trả lời.
Nhiều người xem clip cảm thấy nam thanh niên dấu hiệu không bình thường, giống như đứa trẻ.

Trai đẹp Đồng Tháp khóc như đứa trẻ khi bị bắt vì trộm quần lót cô gái xinh.
Thời gian qua, trên Facebook xuất hiện hàng loạt clip ghi lại cảnh các nam thanh niên đi xe máy trộm đồ lót phụ nữ.
PGS TS Trần Hữu Bình - Nguyên Viện trưởng viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia cho biết, thích trộm đồ lót là một dạng bệnh lý của các bệnh nhân lệch lạc tình dục (gọi tắt là loạn dục).
Nhiều người nghĩ rằng đây không phải là loại bệnh lý mà liên quan đến vấn đề đạo đức, mang tính biến thái. Song theo PGS TS Trần Hữu Bình, đó là bệnh lý cần được chữa trị hết sức đặc biệt và cẩn thận.
Ở người, hoạt động tình dục được chia làm bốn giai đoạn: Kích thích (ham muốn), hưng phấn (gợi hứng), cực khoái và tháo trào. Hoạt động tình dục là quá trình liên quan đến sự tương tác phức tạp giữa cơ thể và tâm lý. Nghĩa là, liên quan đến phản xạ vòng lớn (vỏ não) và phản xạ vòng ngắn (tủy sống - cùng).
Những người loạn dục thường cảm thấy bản thân không đáp ứng được tình dục hoặc không thể tham gia vào các hoạt động tình dục như mong muốn.
Chuyên gia các bệnh nam học, ông Nguyễn Hoài Bắc cho biết người loạn dục thích sử dụng các đồ vật vô tri vô giác làm phương tiện kích thích để đạt khoái cảm, sau đó tự thỏa mãn. Họ thường mua và tàng trữ rất nhiều loại quần áo phụ nữ hoặc trộm đồ lót của người mình thích.
“Họ chỉ có thể đạt được khoái cảm khi mặc những đồ này. Khi đã mặc được những bộ đồ yêu thích, họ thường tưởng tượng ra một kịch bản liên quan đến chuyện tình dục nào đó. Sự tưởng tượng này cũng rất phong phú, đôi khi họ tưởng tượng ra cảnh chính họ đang ân ái với người nữ mà họ thích”, ông Hoài Bắc nói.
Thích trộm đồ lót là bệnh lý rất khó điều trị, chủ yếu là do người bệnh không dám nói ra vì xấu hổ hoặc có cảm giác đau khổ dằn vặt.
Theo PGS TS Trần Hữu Bình, khi tiếp xúc với những bệnh nhân mắc bệnh này cần thân thiện và cởi mở, tạo niềm tin cho họ, có thể điều trị bằng thuốc, liệu pháp tâm lý, liệu pháp hành vi, liệu pháp xã hội. Trong đó liệu pháp xã hội vô cùng quan trọng. Theo đó, cần tổ chức những hoạt động xã hội để bệnh nhân được giảm những ức chế trong quan hệ tình dục.
Theo Nhân Hoàng (Một Thế Giới)
Tin cùng chuyên mục








-
Sao U23 Việt Nam bí mật cưới cô chủ tiệm vàng yêu từ năm 17 tuổi, nhan sắc và gia thế nàng WAG gây sốt (21/07)
-
VIDEO: Đám mây bão khổng lồ của bão Wipha bao phủ Chu Hải – Trung Quốc (21/07)
-
Máy bay quân sự rơi trúng trường học ở Bangladesh, hơn 100 người thương vong (21/07)
-
Hứng “mưa” tên lửa từ Nga, Ukraine tung UAV khuấy đảo Moscow (21/07)
-
Clip người tàn tật bất lực nhìn nam thanh niên giật xấp vé số trên tay (21/07)
-
VinFast "được lợi" thế nào từ chính sách chuyển đổi xanh của Hà Nội? (21/07)
-
Trùm giang hồ Vi "ngộ" chi 350 triệu đồng để "chạy án" cho phạm nhân giết bạn tù (21/07)
-
Ông chủ nhà hàng chi 54 triệu đồng/ngày thuê container chắn cửa, chống bão số 3 Wipha (21/07)
-
Cô gái bị kề dao khống chế, Thiếu tướng Công an trực tiếp giải cứu con tin (21/07)
-
Chuyên gia nói thẳng “Thái Lan khó có thể làm như Việt Nam" vì đang thiếu điều kiện quan trọng (21/07)
Bài đọc nhiều




