Đời sống

Ngày Tết vẫn câu chuyện ăn bánh chưng bao nhiêu tiền mới ngon, liệu chiếc bánh chưng giá 150k đã phải là 'đỉnh của chóp', còn 50k chẳng là gì?

Nhiều gia đình không có thời gian để gói bánh đã chọn cách mua bánh chưng về, nhưng bao nhiêu tiền thì ăn ngon, bánh truyền thống hay loại cách điệu thì hấp dẫn lại là một trong những thứ làm cho các bà nội trợ phải đau đầu.

Tết đã đến, những chiếc bánh chưng sau khi dâng lên các bậc tổ tiên thì đã đến lúc các người bà nội trợ tiến hành review những loại bánh chưng từ mua về hay loại nhà làm, từ nhân truyền thống lại đến các loại có phần nhân được cách điệu nghe lạ tai, ăn lạ miệng.

Mới chia sẻ một chiếc review ngắn về chiếc bánh chưng ăn rất vừa miệng, khiến cả gia đình có một bữa cỗ ngon, 4 người ăn hết bay chiếc bánh chưng mà vẫn thòm thèm. Bánh không quá nhiều mỡ và giá của chiếc bánh là 150.000 đồng, được làm bằng nguyên liệu truyền thống, không những đẹp mắt mà còn được hút chân không rất vệ sinh.

Ngày Tết vẫn câu chuyện ăn bánh chưng bao nhiêu tiền mới ngon, liệu chiếc bánh chưng giá 150k đã phải là 'đỉnh của chóp', còn 50k chẳng là gì?

Tuy chiếc bánh ngon mắt nhưng khi bài đăng được chia sẻ vào một hội nhóm chuyên về ẩm thực lại nhận được vô số những quan điểm về chiếc bánh chưng nhân truyền thống thôi sao có giá cao đến vậy. Bởi với giá đó nhiều người có thể mua được từ 2 đến 3 chiếc bánh, mà chất lượng cũng cứ gọi là ổn với khẩu vị của nhiều người.

Một số bình luận cho rằng việc mua bánh như vậy là đang bị đội giá, khi chiếc bánh chưng từ các làng nghề ra cũng chỉ có giá từ 50.000 đồng, khi vào trong phố bán cũng có giá khoảng 100.000 đồng mà chất lượng như những chiếc bánh chưng nhà làm.

Trong rất nhiều quan điểm về chọn bánh chưng đắt hay rẻ thì ngon, nhiều bà nội trợ cũng đã chia sẻ ý kiến sau khi nhiều năm mua bánh chưng hoặc nhận chiếc bánh biếu tặng.

Ngày Tết vẫn câu chuyện ăn bánh chưng bao nhiêu tiền mới ngon, liệu chiếc bánh chưng giá 150k đã phải là 'đỉnh của chóp', còn 50k chẳng là gì? - 1
Chiếc bánh chưng giá 150.000 đồng đến tay thực khách được hút chân không đảm bảo vệ sinh.

Một bà nội trợ cho rằng, "chủ thớt" chỉ đang muốn giới thiệu về chiếc bánh ngon chuẩn vừa khẩu vị, chứ nói về giá thì mỗi người một thói quen mua sắm, khen hay chê cũng là tuỳ khẩu vị của mỗi người. "Như em ăn bánh chưng Nương Bắc được biếu nhưng cũng chẳng thấy ngon, về quê đi xin được chiếc bánh chưng gấc thì ngon thấy mê", một tài khoản bày tỏ.

Không những chiếc bánh có giá 150.000 đồng đã là đắt nhất, khi một gia đình còn mua chiếc bánh có giá lên tới 180.000 đồng không qua trung gian mà đến tận nơi làm để đặt. Nhưng sau đó khi thưởng thức mới thấy rằng chiếc bánh ngon hơn hẳn những chiếc bánh có giá chỉ 50.000 đồng.

Một số người gói bánh lâu năm nhận xét chiếc bánh chưng truyền thống thì vẫn những công thức đó, bánh chưng phải đầy đủ gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, nhưng để ngon thì phải tinh tế hơn thế, đầu tiên phải là gạo nếp cái hoa vàng giá đắt hơn loại gạo nếp thông thường, nhưng loại gạo này đặc biệt ở một chỗ ăn bánh để 4-5 ngày vẫn dẻo thơm, thịt lợn phải chọn thịt dọi, có đủ cả mỡ cả nạc làm cho bánh vừa thơm lại ngậy. Còn đậu xanh là phải là loại đậu quê, hạt mẩy khi đồ lên mới là ngon nhất. 

Ngày Tết vẫn câu chuyện ăn bánh chưng bao nhiêu tiền mới ngon, liệu chiếc bánh chưng giá 150k đã phải là 'đỉnh của chóp', còn 50k chẳng là gì? - 2
Với những người thợ lâu năm trong nghề làm bánh chưng, chiếc bánh có giá khác nhau là do nguyên liệu và cách nấu khác nhau.

Chắc hẳn để có những nguyên liệu chuẩn, mất công chọn lọc và áp dụng những công nghệ bảo quản bánh mới sẽ làm giá trị chiếc bánh chưng cũng khác nhau. Tựu trung lại chẳng phải đắt là ngon, hay rẻ là tệ mà đơn giản vẫn là mức chi tiêu và khẩu vị của mỗi người. Chiếc bánh ngon nhất là phải vừa miệng những thực khách khó tính nhất.

Theo Haley (Pháp Luật & Bạn Đọc)




https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/ngay-tet-van-cau-chuyen-an-banh-chung-bao-nhieu-tien-moi-ngon-lieu-chiec-banh-chung-gia-150k-da-phai-la-dinh-cua-chop-con-50k-chang-la-gi-162211302201155732.htm