Gia đình
26/12/2021 21:185 biểu hiện ở lưỡi cảnh báo bệnh
Một số người đã trải qua khoảnh khắc khó chịu khi cắn vào lưỡi hoặc ăn thứ gì quá nóng. Tình trạng này có thể khiến bạn bị đau lưỡi, nhưng cảm giác đó thường biến mất trong vài ngày.
Nhưng có những vấn đề ở lưỡi khác có thể gây lo ngại cho bạn:
1. Khối u và vết sưng
Tiến sĩ Ross Perry giải thích: “Các cục u và sưng bất thường bên trong miệng cần được bác sĩ kiểm tra. Đó có thể là vết loét chảy máu hoặc vết loét lâu không lành, đặc biệt ở nướu”.
"Đôi khi tình trạng tồn tại dai dẳng, kéo dài hàng tháng trời. Khi đó, chắc chắn bạn phải đi khám".
Vị bác sĩ nói thêm, bất cứ điều gì khác lạ như cục u và vết sưng quanh vùng hàm có thể liên quan đến nhiễm trùng nướu và miệng.

2. Lưỡi bỏng rát
Cảm giác bỏng rát ở lưỡi thường do ăn uống món gì đó quá nóng, hoặc nước súc miệng, kem đánh răng gây kích ứng.
Nếu không có các nguyên nhân như trên, khả năng người bệnh gặp phải tình trạng hiếm gọi là hội chứng bỏng rát lưỡi cần được bác sĩ đa khoa kiểm tra. Có nhiều yếu tố dẫn tới hội chứng trên như nhiễm nấm candida, hệ miễn dịch tấn công niêm mạc miệng, bệnh nội tiết, thiếu vitamin…
3. Ngứa lưỡi
Nếu bạn cảm thấy ngứa lưỡi và có các mảng trắng thì đây dễ là tình trạng nấm miệng cần được điều trị.
Ngoài ra, người bị ngứa lưỡi có thể bị hội chứng dị ứng miệng. Bệnh nhân có phản ứng với một số loại thực phẩm nhất định nên khi ăn bị ngứa, đau, sưng đỏ môi, miệng, lưỡi, cổ họng trong vài phút.
4. Có mảng trắng
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh cho biết, có một số lý do khiến lưỡi của bạn có màu trắng hoặc lốm đốm các mảng trắng.
Bệnh linchen phẳng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng trên. 40-60% người mắc bệnh này có tổn thương ở niêm mạc lưỡi, má… Bệnh ở dạng cấp tính hoặc mạn tính, có thể điều trị bằng thuốc bôi và uống để ổn định.
5. Mảng màu xám và trắng
Nếu bạn có các mảng trắng, xám trên lưỡi, trong khoang miệng thì có thể bạn đang bị bạch sản.
Không phải lúc nào cũng cần điều trị bạch sản, nhưng bạn sẽ phải kiểm tra sức khỏe thường xuyên để đảm bảo mảng này không mở rộng. Tình trạng đó có thể tiến triển thành ung thư miệng.
Hiện các nhà khoa học xác định một số yếu tố nguy cơ dẫn tới bạch sản như hút thuốc, uống nhiều rượu, răng không đồng đều, chấn thương trong khoang miệng, virus EBV.
Bệnh xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới, phổ biến ở nhóm 50-70 tuổi.
Theo An Yên (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục








-
Đập chén bát xây lăng mộ: Chuyện thật ở ngôi làng khiến cả thế giới ngỡ ngàng (19/07)
-
CHÍNH THỨC: Arsenal bạo chi mua Noni Madueke bất chấp người hâm mộ phản đối (19/07)
-
Tiếc đứt ruột phim Hàn hay khủng khiếp mà chỉ có 10 tập: Dàn cast đỉnh của đỉnh, may quá sẽ có phần 2 (19/07)
-
Vụ Vạn Thịnh Phát: Hơn 41.000 người đã nhận tiền, còn 1.200 tỷ đồng kẹt ở ngân hàng (19/07)
-
Thương vụ hỏi mua 'báu vật quốc gia' 46 tỷ USD của Nhật Bản chính thức đổ bể, ông chủ Circle K tay trắng ra về (19/07)
-
Đã nhận chế độ theo Nghị định 178, được bầu làm bí thư chi bộ có phải trả lại tiền? (19/07)
-
Người quay lại khoảnh khắc ngoại tình của CEO công nghệ hút hàng chục triệu view lần đầu lên tiếng (19/07)
-
Bà mẹ TP.HCM đau khổ: Con ngoan, thông minh nhưng phải cho đi khám Tâm thần, nhiều người khuyên "chữa" nhanh kẻo hỏng! (19/07)
-
Học sinh Việt Nam giành 2 Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế năm 2025 (19/07)
-
Trích xuất camera, truy bắt kẻ lẻn vào nhà xâm hại tình dục bé gái 9 tuổi ở Sơn La (19/07)
Bài đọc nhiều



