Gia đình
10/05/2025 14:23Bạn có đang dùng dụng cụ vệ sinh bát đĩa đúng cách?
Nguy cơ tiềm ẩn trong dụng cụ vệ sinh bát đĩa
Nghiên cứu cho thấy trong miếng bọt biển rửa bát và khăn lau nhà bếp chứa tới 54 tỷ tế bào vi khuẩn trên mỗi cm vuông, trong đó có vi khuẩn gây hại như Salmonella hay E. coli. Đây là những mầm bệnh làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm gây tổn hại đến sức khỏe.
Nghiên cứu năm 2022 do Bộ Nông nghiệp Mỹ tài trợ phát hiện 60% các miếng bọt biển trong nhà bếp có chứa vi khuẩn Coliform bắt nguồn từ phân, cùng nhiều chủng vi khuẩn kháng kháng sinh khác.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng và vệ sinh không đúng cách các dụng cụ này là nguyên nhân phổ biến dẫn đến lây nhiễm chéo trong nhà bếp. Miếng bọt biển hoặc lưới rửa bát ẩm ướt, lại dễ dính vụn thức ăn thừa, tạo nên môi trường sinh sôi lý tưởng cho vi sinh vật.

Chẳng hạn, vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa, tác nhân gây nhiều bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, có thể sinh sôi mạnh trong môi trường ẩm ướt của miếng rửa chén. Đáng lo hơn, loại vi khuẩn này có khả năng sống sót sau nhiều phương pháp vệ sinh thông thường.
Một vài yếu tố làm tăng nguy cơ mất vệ sinh đối với dụng cụ rửa chén bát gồm:
- Sử dụng quá lâu: Theo khảo sát của tổ chức y tế công cộng Quỹ Vệ sinh Quốc gia (National Sanitation Foundation) năm 2023, có đến 75% hộ gia đình sử dụng miếng rửa chén hơn 2 tuần – trong khi thời gian khuyến nghị chỉ là 7 ngày.
- Làm sạch chưa hiệu quả: Vệ sinh miếng rửa chén bằng lò vi sóng hoặc nước sôi có thể giảm 60–99% lượng vi khuẩn, nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn các mầm bệnh. Thậm chí, những cách này có thể làm hỏng kết cấu miếng rửa, khiến vi khuẩn sinh sôi trở lại nhanh chóng.
- Nhiễm khuẩn chéo: Dùng chung một miếng rửa cho bồn rửa, mặt bếp và chén đĩa là thói quen khiến vi khuẩn lây nhiễm ra khắp căn bếp. Ví dụ, dùng miếng bọt biển để vệ sinh thớt cắt thịt gà sống có thể khiến vi khuẩn Salmonella lây sang các dụng cụ khác trong 40% trường hợp.
Làm thế nào để sử dụng dụng cụ rửa chén bát an toàn?

Để đảm bảo an toàn thực phẩm, các gia đình sử dụng miếng bọt biển, lưới rửa bát hay khăn lau bát đũa cần khử trùng dụng cụ hằng ngày. Cách làm như sau: Ngâm dụng cụ trong dung dịch thuốc tẩy (1 muỗng canh thuốc tẩy pha với 3,7l nước) trong 5 phút; hoặc nhúng nước cho ẩm và cho vào lò vi sóng 1–2 phút.
Cứ 1-2 tuần cần thay miếng bọt biển hoặc dụng cụ rửa bát. Nếu dùng khăn vải cần thay sau 3-4 ngày sử dụng.
Bên cạnh đó, cần dùng riêng 1 miếng bọt biển cho chén đĩa và 1 miếng cho bề mặt bếp, nên đánh dấu bằng màu sắc để tránh nhầm lẫn. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Mỹ khuyến nghị không dùng miếng bọt biển để làm sạch các bề mặt tiếp xúc với thịt, trứng sống.
Một khảo sát phát hiện có tới 40% người dùng chỉ thay miếng rửa bát khi dụng cụ đã rách nát, chủ yếu do tiết kiệm. Tuy nhiên, một vài giải pháp mới như miếng rửa kháng khuẩn chứa nano đồng/bạc có thể ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi tới 99% (kết quả trong phòng thí nghiệm). Dụng cụ làm từ silicone hoặc miếng bọt biển cellulose phân hủy sinh học cũng dần phổ biến nhờ hiệu quả cao và thân thiện với môi trường.
Tuân thủ các hướng dẫn khử trùng hàng ngày, phân loại dụng cụ và lựa chọn vật liệu thay thế thông minh là cách thiết thực giúp giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm ngay từ gian bếp.
Theo Quỳnh Trang (Sức Khỏe+)
Tin cùng chuyên mục








-
Cô gái sụp đổ vì phát hiện bạn trai sắp cưới trong video của “Lão Hồng Nam Kinh”, phản ứng của gã thanh niên càng khiến nhiều người phẫn nộ (09/07)
-
Cầu sập, nhiều phương tiện rơi xuống sông, ít nhất 9 người tử vong (09/07)
-
Đóng máy phim "Dịu dàng màu nắng" (09/07)
-
Nữ tài xế tông xe hàng loạt không có nồng độ cồn và ma túy (09/07)
-
Đêm khuya, cả gia đình hoảng sợ vì bị người đàn ông cầm dao dọa giết (09/07)
-
Hyundai Santa Fe "hot rần rần" MXH khi bản tiêu chuẩn còn chưa đến 900 triệu, thiết kế tranh cãi nhưng nội thất lại "ăn tiền" (09/07)
-
Marcus Rashford ra yêu sách đặc biệt với Barca (09/07)
-
Đoạn clip 15 giây giúp chàng trai Hàn Quốc kiếm được 1,3 tỷ USD, thành tỷ phú đôla ở tuổi 36 (09/07)
-
Triệt phá đường dây mua bán người, giải cứu 52 cô gái trẻ bị ép làm "gái dịch vụ" (09/07)
-
Ông Nguyễn Thanh Nghị làm Bí thư Đảng ủy các cơ quan Đảng TP.HCM (09/07)
Bài đọc nhiều




