Gia đình
01/04/2022 13:45Các triệu chứng của biến thể Omicron BA.2 đang thống trị thế giới
Giới chuyên môn đã biết về BA.2 từ tháng 11/2021 nhưng vẫn đang tìm hiểu về cách thức hoạt động của chủng này và bệnh nhân sẽ có diễn biến thế nào.
BA.2 thường biểu hiện tương tự cảm lạnh
Tiến sĩ Erica Johnson, bác sĩ nội khoa tại Trung tâm Y tế Johns Hopkins Bayview (Mỹ), cho biết: “Cho đến nay, BA.2 cho thấy sự tương đồng về các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng với chủng gốc BA.1 của biến thể Omicron”.
Các bệnh nhân nhiễm BA.2 thể nhẹ thường ho, sốt, mệt mỏi, chảy nước mũi, gặp các vấn đề về đường tiêu hóa, đau đầu, phát ban trên da. Những biểu hiện đó khá giống với cảm lạnh hoặc các loại virus theo mùa khác.

Tiến sĩ Jennifer Lighter, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nhi, chia sẻ, nhiều bệnh nhân nhiễm BA.1 có các triệu chứng hô hấp trên (ho, sổ mũi, đau họng) hơn so với các chủng trước đó như Delta (thường gây triệu chứng hô hấp dưới như ho sâu hoặc khó thở). BA.2 dường như cũng nhắm mục tiêu vào đường hô hấp trên nhưng tới giờ vẫn chưa được khẳng định chắc chắn.
Tất nhiên, người nhiễm BA.2 cũng có nguy cơ trở nặng. Mọi người nên để ý các dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp như đau dai dẳng, tức ngực, khó thở.
Bằng chứng thực tế cho đến nay ghi nhận, BA.2, giống như BA.1, có xu hướng ít gây bệnh nghiêm trọng. Điều đó phần nào liên quan đến việc tiêm phòng giúp giảm tỷ lệ trở nặng.
Vì vậy, các quan chức y tế bày tỏ sự lạc quan một cách thận trọng. Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ, dự đoán, mặc dù BA.2 có thể khiến số bệnh nhân tăng nhưng số ca nhập viện khó tăng cao. Minh chứng cho điều này là Vương quốc Anh vừa trải qua đợt gia tăng số bệnh nhân nhưng không thêm nhiều ca nặng.
Ca nhẹ cũng có thể trở nặng
Khi sử dụng thuật ngữ “nhẹ” để mô tả bệnh tật, các bác sĩ muốn nói bệnh chưa nghiêm trọng đến mức người mắc phải nhập viện. Các triệu chứng “nhẹ” của BA.2 có thể khiến bạn không làm được một số việc trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Cũng có khả năng, ngay cả một ca nhẹ cũng dẫn đến hội chứng hậu Covid-19.
Điều quan trọng vẫn là làm xét nghiệm nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào. Điều đó cần thiết ngay cả khi bạn đã chủng ngừa, tiêm tăng cường hay mới khỏi Covid-19. Các chuyên gia thường nhận định bạn được bảo vệ tốt trong ít nhất 90 ngày nhưng việc tái nhiễm vẫn xảy ra.
Giới chuyên môn hy vọng, BA.2 sẽ không khiến số ca nhập viện và tử vong tăng đột biến ngay cả khi các quy định được nới lỏng. Lý do là hiện nay có rất nhiều người đã được tiêm chủng.
Theo An Yên (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục








-
Mẹ vợ lúc sống thì ghét bỏ, chì chiết đủ điều, nhưng trước khi qua đời lại nói một câu khiến con rể nước mắt chảy dài (18/07)
-
Giá bán chung cư sơ cấp trung bình tại Hà Nội liên tục lập đỉnh, chạm mốc 80 triệu đồng/m2: Vì sao giá vẫn chưa chịu hạ? (18/07)
-
Trung vệ Việt kiều Pháp từ chối CLB CAHN, tiết lộ lý do quyết ở lại đội "ngựa ô" V.League (18/07)
-
VN-Index vượt 1.500 điểm sau 3 năm (18/07)
-
Bão Wipha có thể mạnh lên cấp 12, giật cấp 15 trên Biển Đông (18/07)
-
Diệp Lâm Anh bị tấn công dồn dập sau họp báo của Jack (18/07)
-
Đăng bài "khịa" học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam sau kỳ thi tốt nghiệp, nam sinh gây tranh cãi! (18/07)
-
Kinh hãi cảnh tượng heo bệnh chết bị vứt bỏ tràn lan ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi (18/07)
-
Chân dung nữ chính trị gia 40 tuổi được bổ nhiệm làm Thủ tướng Ukraine (18/07)
-
Xe chiến đấu bộ binh "made by Việt Nam" sẽ làm nhiệm vụ đặc biệt ngày 2/9: Nặng 15 tấn, bơi 7 km/giờ (18/07)
Bài đọc nhiều




