Gia đình

Người đàn ông qua đời ở tuổi 36 vì bệnh gout: Bác sĩ khuyên nên tránh ăn 2 món khoái khẩu này

Vào lúc 3 giờ chiều, bệnh viện ở Trung Quốc chính thức thông báo rằng Lương Tử Thành, 36 tuổi, đã qua đời do chứng tăng acid uric máu và suy thận kéo dài. Vợ anh nghe thấy liền ngã khụy, bật khóc không ngớt.

Người đàn ông qua đời ở tuổi 36 vì bệnh gout: Bác sĩ khuyên nên tránh ăn 2 món khoái khẩu này

Lương Tử Thành bị bệnh gout cách đây mười năm, axit uric trong người luôn ở mức cao. Anh thường xuyên phải nhập viện vì điều này, anh thích ăn hải sản và ăn lẩu, bác sĩ bảo hai món này sẽ làm tăng axit uric.

Lương Tử Thành lại bị bệnh gout tái phát cách đây một tuần, lần này khác hẳn lần trước, chân và thắt lưng đau nhức, suýt nữa thì ngất đi. Lương Tử Thành được xe cấp cứu đưa đến bệnh viện, bác sĩ tiến hành xét nghiệm máu và phát hiện nồng độ axit trong máu của Lương Tử Thành đã lên tới 820 micromole/lít, đồng thời nó còn kèm theo dấu hiệu suy thận.

Lương Tử Thành được gửi đến ICU, nhưng tình trạng của anh ấy không được kiểm soát, thay vào đó nó ngày càng trở nên nghiêm trọng, và cuối cùng tử vong.

Nên tránh ăn hải sản và lẩu có nhiều axit uric!

Hải sản

Hiện nay người ta đã phát hiện ra rằng ăn tôm cá có mối quan hệ rất lớn với nồng độ axit uric huyết thanh trong cơ thể con người, thường là nguyên nhân làm tăng hormone này, nếu hormone này tăng lên thì chỉ số axit uric trong cơ thể sẽ tăng lên, rất nguy hiểm.

Người đàn ông qua đời ở tuổi 36 vì bệnh gout: Bác sĩ khuyên nên tránh ăn 2 món khoái khẩu này - 1

Lẩu

Nước lẩu có chứa rất nhiều nguyên liệu có chứa nhân purin như nội tạng động vật, hải sản… Nếu uống rượu bia vào thời điểm này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh gout, axit uric tăng cao. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một phần ăn lẩu có thể tiêu thụ hàm lượng purine gấp mười lần so với một bữa ăn thông thường.

Nồng độ acid uric trong máu bao nhiêu là bị bệnh gout?

Acid uric chính là sản phẩm được chuyển hóa từ các chất có nhân purin. Cụ thể, nguồn gốc tạo ra acid uric bao gồm:

- Nguồn gốc ngoại sinh: Chính là những thực phẩm có chứa nhân purin chẳng hạn như hải sản, bia rượu, nội tạng động vật,….

- Nguồn gốc nội sinh: Chính là quá trình chuyển hóa acid nucleic, thường được diễn ra tại gan và niêm mạc ruột.

Thông thường, Acid uric sẽ được lọc qua thận, sau đó sẽ được đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu và mồ hôi. Nồng độ acid uric bình thường như sau:

- Ở nam giới: Nồng độ acid uric nằm trong khoảng từ 210 đến 420 umol/L.

- Ở nữ giới: Nồng độ acid uric nằm trong khoảng từ 150 đến 350 umol/L.

Người đàn ông qua đời ở tuổi 36 vì bệnh gout: Bác sĩ khuyên nên tránh ăn 2 món khoái khẩu này - 2
Nồng độ acid uric ở nam giới được cho là bình thường khi nằm trong khoảng từ 210 đến 420 umol/L

Trong những trường hợp nồng độ acid uric trong máu tăng cao nhưng chưa gây ra những triệu chứng lâm sàng thì được gợi là tình trạng tăng acid uric máu và chưa được gọi là bệnh gout.

Nồng độ acid uric ở nam giới được cho là bình thường khi nằm trong khoảng từ 210 đến 420 umol/L

Nồng độ acid uric ở nam giới được cho là bình thường khi nằm trong khoảng từ 210 đến 420 umol/L

Những trường hợp nồng độ acid uric trong máu tăng cao trong thời gian dài gây ra tình trạng kết tinh tạo thành các tinh thể urat. Những tinh thể này lắng đọng lại ở các khớp và gây ra bệnh gout cấp tính.

Khi bị gout cấp tính, bệnh nhân có thể xuất hiện những triệu chứng như sau: Đau khớp dữ dội, nhất là vào ban đêm, quanh khớp có dấu hiệu bị viêm, sưng tấy và có cảm giác nóng, những cơn đau khớp cấp thường chỉ kéo dài trong khoảng vài ngày sau đó cơn đau giảm dần và bệnh nhân lại có thể sinh hoạt bình thường trở lại.

Làm thế nào để hạ axit uric trong máu

Hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều purine

Với những trường hợp nồng độ acid uric trong máu tăng cao, việc cần thiết nhất là giảm bớt lượng purin vào cơ thể để hạn chế tình trạng tăng acid uric trong máu. Một số loại thực phẩm có chứa purin mà bạn nên hạn chế ăn ở thời điểm này là các loại hải sản, các loại thịt đỏ và nội tạng động vật,… Đồng thời hạn chế uống bia và uống các loại thực phẩm có gas.

Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp uống nhiều nước để hạn chế sự kết tủa muối urat đồng thời giúp cơ thể tăng cường khả năng đào thải acid uric. Tốt nhất, nên uống khoảng 1,5 lít nước mỗi ngày.

Người đàn ông qua đời ở tuổi 36 vì bệnh gout: Bác sĩ khuyên nên tránh ăn 2 món khoái khẩu này - 3
Ăn uống vận động hợp lý để giảm nồng độ acid uric trong máu

Hạn chế đường trong thực phẩm và đồ uống

Không chỉ thực phẩm giàu đạm mà ngay cả đường cũng được chứng minh là có khả năng thúc đẩy nồng độ axit uric trong máu. Lượng đường này thường được tìm thấy trong các sản phẩm đóng hộp hoặc tinh chế. Vì thế, bạn nên ưu tiên ăn thực phẩm tươi thay vì sử dụng thức ăn nhanh hoặc đồ ăn đóng hộp.

Bên cạnh đó, đường trong đồ uống đóng chai dễ dàng được hấp thụ vào cơ thể hơn so với thức ăn. Điều này làm tăng nhanh chóng lượng đường huyết trong cơ thể và gia tăng lượng axit uric. Do đó, bạn nên thay đồ uống có đường bằng cách uống nhiều nước lọc và các loại sinh tố giàu chất xơ.

Giảm căng thẳng giúp phòng ngừa bệnh gout

Stress, thói quen ngủ xấu, ít vận động có thể làm tăng khả năng viêm khớp. Tình trạng này có thể khiến mức axit uric tăng cao làm tăng khả năng mắc bệnh gout.

Để giảm căng thẳng, bạn hãy thường xuyên thiền định, tập yoga hoặc bất kỳ môn thể thao yêu thích nào khác. Bạn cũng có thể theo đuổi một thú vui lành mạnh nào đó tăng thời gian thư giãn mỗi ngày.

Duy trì lối sống khoa học chẳng hạn như ngủ đủ giấc, không thức khuya, tránh áp lực, căng thẳng, bổ sung nhiều loại trái cây và rau xanh trong bữa ăn hàng ngày,… 

PN (Nguoiduatin.vn)




https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/docbaovn/nguoi-dan-ong-qua-doi-o-tuoi-36-vi-benh-gout-bac-si-khuyen-nen-tranh-an-2-mon-khoai-khau-nay-tintuc839839