Gia đình
01/02/2023 08:53Người phụ nữ thủng ruột vì thói quen của triệu người Việt sau khi ăn
Theo Dân Trí, bà T.T.H. (56 tuổi) sống tại Quảng Ninh, từ 30 Tết bị đau bụng âm ỉ, đau nhiều khi vận động, song do vào đúng dịp nghỉ lễ nên không đi khám ngay.
Sau đó, do tình trạng đau ngày càng tăng, ăn uống kém, bệnh nhân được đưa đến khám tại Trung tâm y tế tuyến dưới với chẩn đoán dị vật đường tiêu hóa và được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.
Trên phim chụp cắt lớp vi tính cho thấy hình ảnh dị vật hình que dài khoảng 30mm nằm ở đoạn D2 tá tràng. Bệnh nhân được chỉ định nội soi dạ dày tá tràng gây mê lấy dị vật.

Kíp bác sĩ Khoa Thăm dò chức năng của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh tiến hành nội soi kiểm tra và phát hiện một dị vật là tăm tre nhọn, một đầu cắm xuyên niêm mạc ruột, một đầu tự do, xung quanh có dịch mủ chảy.
Quá trình nội soi lấy dị vật gặp khó khăn do nhu động ruột bị kích thích, co thắt liên tục khiến đầu tăm di động và có xu hướng cắm hết qua thành ruột vào ổ bụng.
Sau gần 1 tiếng nỗ lực, tăm nhọn dài hơn 3cm đã được lấy ra thành công trong niềm vui của cả ê-kíp. Hiện, sức khỏe bệnh nhân ổn định, đỡ đau bụng, được chuyển về Khoa Ngoại tiếp tục theo dõi, điều trị kháng sinh chống viêm.
VnExpress dẫn lời bác sĩ Lê Bá Sinh, Khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh, cho biết trường hợp bị tăm nhọn cắm thủng ruột không hiếm gặp, song đây là ca khó, bởi bệnh nhân đau bụng gần một tuần mới vào viện khám. Lúc này, dị vật đã xuyên sâu vào niêm mạc ruột, gây viêm và sắp lọt vào ổ bụng. Chưa kể, dị vật này lại nằm ở vị trí có nhiều nếp gấp niêm mạc, nhu động ruột co bóp, di động liên tục, khiến đầu tăm di động và có xu hướng cắm hết qua thành ruột vào ổ bụng.
"Quá trình nội soi không thấy được dị vật, tưởng tăm nhọn đã lọt ổ bụng, nguy cơ phải phẫu thuật mới lấy được dị vật", bác sĩ nói.
Bác sĩ khuyến cáo những dị vật sắc nhọn như tăm tre, xương cá... có thể di chuyển xuống ruột gây thủng. Để lâu ngày, dị vật đâm xuyên ra ổ bụng gây nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe, viêm phúc mạc, phải trải qua cuộc mổ mới có thể loại bỏ.

Để phòng ngừa, mọi người nên bỏ thói quen ngậm tăm vì có thể bất cẩn, vô ý nuốt phải. Ngoài tăm nhọn, nguy cơ dị vật trong quá trình ăn uống, như: xương cá, răng giả... rất dễ gặp phải, thường xảy ra ở người lớn tuổi và trẻ nhỏ. Mọi người nên tập trung ăn uống, nhai kỹ và bỏ các thói quen không tốt để hạn chế dị vật lọt vào đường ăn, đường thở.
Khi phát hiện nuốt hoặc hóc dị vật, cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và xử trí kịp thời. Trường hợp đau bụng âm ỉ kéo dài (không rõ nguyên nhân khác) cũng cần đến cơ sở y tế để tìm nguyên nhân chính xác, điều trị tránh biến chứng nguy hiểm sau này.
PN (Nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Nhà Trắng giải thích về các vết bầm tím thường thấy trên tay ông Trump (18/07)
-
Giá vàng hôm nay 18/7/2025: Thế giới giảm liên tiếp, vàng miếng SJC vẫn nghe ngóng (18/07)
-
5 câu nói cha mẹ EQ thấp thường buột miệng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp - Càng nói, con càng tổn thương (18/07)
-
CEO Andy Byron và người tình đã nói gì về nhau trước khi màn ngoại tình chấn động MXH được công khai trước toàn thế giới? (18/07)
-
Galaxy Z Fold7 lập kỷ lục tại đại lý Việt Nam (18/07)
-
Ford chuẩn bị gia nhập thị trường xe điện Việt Nam (18/07)
-
Xuyên đêm tìm kiếm bé trai 8 tuổi nghi bị nước cuốn trôi (18/07)
-
Sao nam bị gạch tên khỏi Running Man mùa 3: Là "ông hoàng thất bại", từng vướng ồn ào "đá xéo" Trấn Thành! (18/07)
-
Bắt thóp công thức "iu đương" của Matthis với Thiều Bảo Trâm và Lê Hoàng Phương (18/07)
-
Tôi hoang mang tột độ khi nhận thùng đồ ăn mẹ chồng gửi, may mà quyết đoán mới cứu được bà (18/07)
Bài đọc nhiều




