Gia đình
29/04/2017 09:22Phát hiện hoá chất gây ung thư trong các sản phẩm tắm gội
Hóa chất 1,4-dioxane được tìm thấy trong các sản phẩm mỹ phẩm tắm gội như sữa tắm, dầu thơm và xà phòng có khả năng gây ung thư ở người.
Mặc dù được xác định là chất gây ung thư tuy nhiên các công ty sản xuất các loại sản phẩm này không bắt buộc phải liệt kê nó trên nhãn sản phẩm của họ.
Hiện 2 thượng nghị sĩ Mỹ là Charles Schumer và Kirsten Gillibrand đang kêu gọi FDA ban hành lệnh cấm sử dụng hoá chất này.
![]() |
1,4-dioxane được sử dụng phổ biến trong một số sản phẩm tắm gội |
Hóa chất 1,4-dioxane là chất lỏng trong suốt dễ dàng hòa tan trong nước. Nó được sử dụng chủ yếu như một dung môi trong sản xuất hóa chất và như một chất thử nghiệm trong phòng phòng thí nghiệm (một chất được sử dụng để gây ra phản ứng hóa học).
Chất độc được tạo ra thông qua một quá trình gọi là ethoxylation, trong đó ethylene oxide - một chất gây ung thư vú được thêm vào các hóa chất khác để làm cho chúng ít khắc nghiệt hơn.
FDA khuyến khích các nhà sản xuất loại bỏ 1,4-dioxane, nhưng luật pháp liên bang không yêu cầu.
Mặc dù còn hạn chế nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những con chuột thí nghiệm hít thở 1,4 dioxane trong suốt cuộc đời của chúng phát triển ung thư bên trong mũi và khoang bụng.
Ngoài ra, chuột thí nghiệm và chuột uống nước có chứa 1,4-dioxane trong suốt cuộc đời của chúng cũng đã phát triển ung thư gan. Vì lý do này, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ cho rằng 1,4-dioxane là chất gây ung thư ở người.
Nhóm Công tác Môi trường cho rằng có ít nhất 8.000 sản phẩm trên thị trường Hoa Kỳ với các thành phần có thể chứa 1,4-dioxane.
Mặc dù hóa chất này không chủ ý được thêm vào phần lớn các sản phẩm tắm, nó có thể được ghi như là một sản phẩm phụ không chủ ý trong một số thành phần được sử dụng.
Một cuộc khảo sát năm 2008 cho thấy hóa chất này chiếm tới 46% các sản phẩm chăm sóc cá nhân đã được thử nghiệm.
Một số công ty đã đồng ý ngừng sử dụng 1,4-dioxane, trong đó có Johnson & Johnson, vào năm 2014.
Hiện tại, Thượng nghị sĩ New York Charles Schumer và Kirsten Gillibrand đang kêu gọi FDA cấm hoá chất này vì họ cho rằng nó không có tác dụng thực sự trong mỹ phẩm.
Thực tế 1,4-dioxane, một chất hoá học nguy hiểm tiềm ẩn trong các sản phẩm hàng ngày được kỳ vọng sẽ giúp da, tóc… sạch có thể gây hại cho trẻ em.
3 hóa chất độc hại khác được tìm thấy trong các sản phẩm làm đẹp: 1. Oxybenzone (benzophenone) Sử dụng trong kem chống nắng, dưỡng môi, sản phẩm có SPF. Hóa chất này có thể bắt chước các hoocmon, gây ra chứng lạc nội mạc tử cung và có thể gây nguy hiểm cho hệ sinh sản. 2. Toluene Sử dụng trong sơn móng tay và chất tẩy. Toluene ảnh hưởng tới thần kinh, gây kích ứng, khó thở và tạo cảm giác buồn nôn. Các nghiên cứu dịch tễ học và nghiên cứu trên động vật cho thấy hoá chất này có tác động tiêu cực tới hệ thống miễn dịch và gây ra một số loại ung thư nhất định. 3. Phenoxyethanol Sử dụng trong nước hoa, mỹ phẩm trang điểm, chất khử trùng tay, khử mùi, kem đánh răng, khăn giấy, kem chống nắng, kem dưỡng da. Phenoxyethanol có thể gây kích ứng da và eczema, thậm chí có thể ảnh hưởng đến chức năng hệ thần kinh trung ương. Nó đã được chứng minh gây ảnh hưởng xấu tới bàng quang trong các nghiên cứu trên động vật. |
Theo Phương Lam (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục








-
Rộ tin đồn xe tay ga Honda hầm hố, cốp to hơn của Lead, mạnh gấp đôi Air Blade sắp về: Giá bán bất ngờ (19/07)
-
Giới ngân hàng Mỹ chao đảo: Tiền số hút 6,6 nghìn tỷ USD tiền gửi, người dân sẽ thanh toán, vay vốn qua blockchain (19/07)
-
Nữ sinh nhận tin đỗ thủ khoa kép khi đang đi gặt lúa thuê cách nhà 30km (19/07)
-
Trường Đại học Y Hà Nội dự báo điểm chuẩn cao nhất trên 28 (19/07)
-
Ten Hag khởi đầu thảm họa khi dẫn dắt Leverkusen (19/07)
-
Tuấn Hưng bị phản ứng tiêu cực khi cạo đầu gây sốc: “Tôi không cần phản bác” (19/07)
-
Kết quả tốt nghiệp THPT của 4 học sinh từng "tự nguyện" xin nghỉ học ra sao? (19/07)
-
Mỹ nhân IU bị chê không xứng là thị hậu Rồng Xanh 2025 (19/07)
-
Tỷ phú bất động sản không để lại một xu cho con cái với câu nói để đời (19/07)
-
Bão số 3 đổ bộ Biển Đông: 5 tỉnh, thành phố sẽ bị ảnh hưởng mạnh nhất! (19/07)
Bài đọc nhiều




