Gia đình
08/06/2025 15:03Suy thận tấn công người trẻ: 1 dấu hiệu sớm có thể là có thể là 'tín hiệu cầu cứu'
Bệnh nhân H.T.H (22 tuổi, TP.HCM) lo lắng khi mỗi lần đi vệ sinh có hiện tượng bất thường. H cho biết gần đây, mỗi lần đi tiểu đều thấy nước tiểu có nhiều bọt và nổi lâu không tan. H lo lắng vì đọc thấy nhiều người trẻ bị suy thận sớm. Chàng trai trẻ lo sợ đây là dấu hiệu bệnh thận nên đã gửi câu hỏi cho bác sĩ.
Theo BS.CKII Nguyễn Thị Diễm Hương, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 3, hiện tượng tiểu bọt đôi khi là phản ứng sinh lý bình thường, nhưng cũng có thể là biểu hiện ban đầu của các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến chức năng thận, cụ thể:
- Nguyên nhân sinh lý: Khi đi tiểu mạnh, tia nước tạo áp lực cao, có thể tạo bọt. Hoặc việc mất nước nhẹ khiến cho nước tiểu cô đặc gây ra hiện tượng tiểu bọt. Ngoài ra, ăn nhiều thức ăn giàu đạm: thịt đỏ, hải sản… trong bữa ăn gần đó cũng có thể xảy ra tình trạng tiểu bọt.
- Nguyên nhân bệnh lý: Theo bác sĩ Hương, việc tiểu bọt có thể là dấu hiệu cảnh báo chức năng thận có vấn đề. Hiện tượng này còn gọi là protein niệu: đạm xuất hiện trong nước tiểu – dấu hiệu điển hình trong viêm cầu thận, hội chứng thận hư hoặc suy thận giai đoạn đầu.
Ngoài ra, hiện tượng tiểu bọt còn có thể do bệnh lý đái tháo đường hoặc tăng huyết áp do cả hai bệnh lý này đều ảnh hưởng đến chức năng lọc của thận. Viêm nhiễm trùng đường tiết niệu, một số bệnh khác như xơ gan mất bù cũng có thể gây tiểu bọt, bác sĩ Hương nói.
“Không phải cứ tiểu bọt là suy thận. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hoặc kèm theo các dấu hiệu khác, người bệnh nên chủ động kiểm tra sức khỏe để kịp thời phát hiện bất thường”, bác sĩ Hương cho biết.

Khi nào cần đi khám?
Bác sĩ Hương khuyến cáo người dân cần đi khám nếu tình trạng tiểu bọt nếu kéo dài nhiều ngày, không cải thiện dù uống đủ nước hoặc xuất hiện kèm theo triệu chứng như phù chân, mặt, mệt mỏi, tiểu ít, huyết áp cao, chán ăn…
Với những trường hợp có bệnh lý nền như đái tháo đường, tăng huyết áp, lupus ban đỏ,… tiểu bất thường có nhiều bọt thì cần đi khám sớm.
Tiểu bọt không đồng nghĩa với suy thận, nhưng có thể là “tín hiệu cầu cứu” từ thận. Việc theo dõi và kiểm tra sớm giúp giảm nguy cơ tiến triển thành suy thận mạn – căn bệnh âm thầm nhưng để lại hậu quả nặng nề nếu phát hiện muộn, bác sĩ Hương nói.
Hiện nay, suy thận có thể gặp ở người rất trẻ do có liên quan tới chế độ ăn, lối sống ít vận động. Do đó, người trẻ khi có dấu hiệu đi tiểu bất thường cần đi khám sớm. Ngoài ra cũng cần phám sức khoẻ định kỳ để bất hiện bất thường sớm.
Theo Ngọc Minh (Nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Xung đột Campuchia - Thái Lan leo thang, đạn pháo "lạc sang Lào" (27/07)
-
Nữ nhân viên massage bán dâm ở Hà Nội khai thu nhập đến 200 triệu đồng/tháng (27/07)
-
Hơn nửa thế kỷ, Mẹ Việt Nam anh hùng 103 tuổi vẫn mỏi mắt chờ con (27/07)
-
Góc khuất số phận cô gái xinh đẹp bán dâm thu 200 triệu 1 tháng vì "mất niềm tin" vào đàn ông (26/07)
-
Công bố số điện thoại của Cục trưởng và 34 Trưởng phòng Cảnh sát giao thông (26/07)
-
Pin xe điện biết "tự chữa bệnh": Gấp đôi tuổi thọ, giảm hẳn nỗi lo "chai pin" (26/07)
-
Bé gái 6 tuổi dậy thì sớm vì nửa năm uống loại sữa nhiều bố mẹ "đua nhau" mua cho con (26/07)
-
Bi kịch, hẹn gặp người yêu cũ cô gái bị đâm chết tại chỗ (26/07)
-
Thái Lan xuất kích máy bay mới, lập phòng tác chiến mạng (26/07)
-
Báo châu Âu lên tiếng xác nhận, tiền vệ Việt kiều đắt giá hơn Quang Hải sắp về Việt Nam thi đấu (26/07)
Bài đọc nhiều




