Gia đình
21/02/2019 09:34Vì sao người mắc bệnh tiểu đường cần tránh xa dép xỏ ngón
Theo báo Thanh Niên, bà H.T.S (53 tuổi, ngụ Trà Vinh) làm nghề giúp việc và rửa chén tại một quán ăn ở địa phương. Trước khi nhập viện 3 ngày, bệnh nhân thấy kẽ ngón 1 và 2 của bàn chân trái chảy dịch. Bệnh nhân chỉ nghĩ là do nước đọng.
Tuy nhiên, dịch càng xuất hiện nhiều hơn kèm theo tình trạng sưng đỏ bàn chân trái và sốt lạnh run. Khi đó, bệnh nhân mới đến khám tại bệnh viện địa phương và được chuyển viện đến Bệnh viện Nhân dân 115.
Tại bệnh viện, thạc sĩ - bác sĩ Võ Tuấn Khoa- Khoa Nội tiết cho biết: bàn chân trái của bệnh nhân sưng đỏ toàn bộ, ở mặt lòng ngón chân số 1 (ngón cái) có nhiều dịch chảy ra. Điểm đặc biệt là trên cả hai bàn chân có in dấu vết của quai dép (dép kẹp) và kẽ ngón 1, 2 chân trái chảy dịch cũng là vị trí quai xỏ của dép ở bàn chân.
Qua phim chụp X - quang bàn chân trái, không ghi nhận tổn thương. Các xét nghiệm khác cho thấy, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng bàn chân trái mức độ nặng. Đặc biệt, bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị đái tháo đường loại 2.

Theo bác sĩ Khoa, đây là trường hợp tình cờ phát hiện đái tháo đường liên quan xuất hiện biến chứng trầm trọng của bệnh (nhiễm trùng bàn chân). Ngoài ra cũng có các yếu tố thúc đẩy bệnh nhân này bị nhiễm trùng bàn chân, gồm: đường huyết rất cao (khi phát hiện), bệnh nhân mang giày dép không phù hợp, gây sang chấn bàn chân; bệnh nhân làm việc trong môi trường ẩm ướt thường xuyên, có thể có chất ăn mòn da như công việc rửa chén dĩa tại các quán ăn.
Đối với bệnh nhân đái tháo đường, việc mang dép kẹp (còn gọi là dép xỏ ngón) có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng bàn chân do dép không che phủ toàn bộ mu bàn chân nên ít khả năng bảo vệ được vùng da chân khi sang chấn. Ngoài ra chỗ tiếp xúc giữa quai xỏ và kẽ ngón chân lâu ngày có thể bị trầy và đọng nước tạo điều kiện cho nhiễm trùng xuất hiện.
Nói tới biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường, các bác sĩ cũng thông tin thêm, loét bàn chân là một biến chứng quan trọng của bệnh tiểu đường với tỉ lệ mới mắc hàng năm là khoảng 2% tổng số bệnh nhân. Tỉ lệ này tăng từ 5-7.5% ở những bệnh nhân có biểu hiện bệnh lý thần kinh ngoại biên. Điều đáng lo ngại là có đến 15% bệnh nhân đái tháo đường sẽ bị loét tại một thời điểm nào đó trong toàn bộ cuộc đời của họ.
Biểu hiện nhiễm khuẩn là một dấu hiệu quan trọng và báo cáo cho thấy khoảng 60% các ca cắt cụt chi khởi phát do vết loét nhiễm khuẩn. Mặc dù được chăm sóc có hệ thống nhưng các vết thương này thường chậm liền, nguy cơ cắt cụt rất cao nếu không kiểm soát được hoại tử và màng biofilm. Tỉ lệ tử vong sau 5 năm của bệnh nhân bị cắt cụt chi dưới là 50-60%.
Theo An Dương (Vietq.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
CHÍNH THỨC: Arsenal bạo chi mua Noni Madueke bất chấp người hâm mộ phản đối (19/07)
-
Tiếc đứt ruột phim Hàn hay khủng khiếp mà chỉ có 10 tập: Dàn cast đỉnh của đỉnh, may quá sẽ có phần 2 (19/07)
-
Vụ Vạn Thịnh Phát: Hơn 41.000 người đã nhận tiền, còn 1.200 tỷ đồng kẹt ở ngân hàng (19/07)
-
Thương vụ hỏi mua 'báu vật quốc gia' 46 tỷ USD của Nhật Bản chính thức đổ bể, ông chủ Circle K tay trắng ra về (19/07)
-
Đã nhận chế độ theo Nghị định 178, được bầu làm bí thư chi bộ có phải trả lại tiền? (19/07)
-
Người quay lại khoảnh khắc ngoại tình của CEO công nghệ hút hàng chục triệu view lần đầu lên tiếng (19/07)
-
Bà mẹ TP.HCM đau khổ: Con ngoan, thông minh nhưng phải cho đi khám Tâm thần, nhiều người khuyên "chữa" nhanh kẻo hỏng! (19/07)
-
Học sinh Việt Nam giành 2 Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế năm 2025 (19/07)
-
Trích xuất camera, truy bắt kẻ lẻn vào nhà xâm hại tình dục bé gái 9 tuổi ở Sơn La (19/07)
-
1 câu nói của MC đình đám VTV khiến 80.000 người "đổ xô" vào tương tác (19/07)
Bài đọc nhiều



