Gia đình
07/07/2025 11:11Vợ chồng thu nhập gần 185 triệu/tháng vẫn cãi nhau vì ly matcha latte hơn 100 nghìn
Hứa Hinh (34 tuổi) và Từ Hạo (36 tuổi) là một cặp vợ chồng đang sống tại Quảng Châu (Trung Quốc). Họ đã kết hôn năm 2019, đế năm 2023 mới mua được nhà và đón con gái đầu lòng chỉ sau khoảng 4 tháng khi dọn vào nhà mới.
Mặc dù phải vay kha khá tiền để mua được căn hộ 2 phòng ngủ ở tỉnh Quảng Châu nhưng vợ chồng Từ Hạo cũng không gặp nhiều áp lực trong việc trả khoản vay hàng tháng, vì công việc và thu nhập khá ổn định.
Hứa Hinh là Giám đốc tài chính một công ty xuất nhập khẩu, thu nhập khoảng 22.000 tệ/tháng (77 triệu đồng); còn Từ Hạo là giám đốc kỹ thuật cho một doanh nghiệp nhỏ, thu nhập cũng được 30.000 tệ/tháng (khoảng 105 triệu đồng). Tổng thu nhập hàng tháng của họ không hề thấp, ít nhất cũng được 52.000 tệ (185 triệu đồng) cao hơn nhiều so với mặt bằng thu nhập bình quân của dân công sở ở Quảng Châu.
Ấy vậy mà gần đây, một cuộc "chiến tranh lạnh" đã xảy ra giữa 2 vợ chồng chỉ vì 1 ly matcha latte chẳng đáng là bao so với thu nhập của họ...
Giọt nước tràn ly
Chuyện bắt đầu khi Hứa Hinh chụp hình ly matcha latte và đăng lên story: "Hình như tôi nghiện món đồ uống này rồi, chiều nào cũng phải 1 ly, có ai như tôi không?" .

Mọi chuyện vẫn bình thường cho đến khi Từ Hạo gửi tin nhắn: "Em vừa thanh toán ly nước bằng tín dụng sắp đến hạn thanh toán, tài khoản chỉ còn hơn 2.000 tệ (7 triệu đồng). Vậy mà vẫn mua cái này?" .
Tin nhắn của ông xã không dài nhưng cũng đủ khiến Hứa Hinh nổi cơn thịnh nộ, cô không đợi 1 giây, bèn gửi lại một tin đáp trả: "Tôi kiếm 22.000 tệ (77 triệu đồng), chẳng lẽ đến mua 1 ly nước 48 tệ (175 nghìn đồng), tôi cũng phải giải thích, xin phép anh sao?" .
Cuộc tranh cãi của họ tiếp tục bùng lên khi cả 2 trở về nhà.
- "Tôi mệt mỏi vì cứ phải cân đo đong đếm từng thứ một. Tôi có ăn bám anh đâu, tại sao mua cốc nước mà cũng khó khăn, trong khi anh nhìn lại anh xem, có tháng nào là anh không đi chơi golf, không tụ tập đàn đúm với hội bạn của anh. Tôi đã bao giờ lên tiếng dò la trách móc hay chưa?" , Hứa Hinh hét lên.
- "Nhưng cả tháng tôi mới đi 1 lần, còn cô thì sao, không có ngày nào là không tiêu tiền!" - Từ Hạo đáp trả.
Không ai chịu nhường ai, cuộc canh cãi cũng chẳng đi đến đầu sau những lời nói đầy tính sát thương. Suốt nhiều năm qua kể từ sau khi có con và mua nhà, mỗi người đều cảm thấy mình đang gồng gánh quá nhiều nhưng lại chẳng được đối phương ghi nhận. Một ly nước tưởng chừng chẳng thấm vào đâu so với mức thu nhập chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Họ chỉ đợi mỗi điều đó để lấy cớ giải tỏa bao ẩn ức kìm nén trong lòng...
Học cách tiêu tiền, giữ tiền cùng nhau
Đã gần 1 tuần kể từ cuộc cãi vã đó, Hứa Hinh và Tư Hạo vẫn đang tiếp tục chiến tranh lạnh. Buổi sáng chồng vẫn đưa con gái đi học, tối về vợ vẫn nấu cơm nhưng không ai nói với ai câu gì. Chỉ đến khi cô con gái gần 3 tuổi kéo tay 2 người, nói "bố mẹ chơi với con đi" thì cả 2 mới bắt đầu "làm lành".

Họ quyết định ngồi xuống và trò chuyện. Tư Hạo mở lời: "Có lẽ chúng ta chưa bao giờ thực sự nghiêm túc nói về chuyện tiền bạc nên thành ra mới thế này". Hứa Hinh sau đó cũng ngay lập tức đồng tình: "Đúng là chẳng ai sai cả, chỉ là chúng ta không hiểu nhau đang nghĩ gì và muốn gì" .
Trước đây, cặp vợ chồng này từng nghĩ chỉ cần đi làm, kiếm tiền và cả 2 đều có thu nhập thì cuộc sống gia đình chẳng có gì phải lo. Nhưng đúng là khi sống chung, vấn đề tiền bạc mới là chướng ngại lớn nhất mà họ chưa bao giờ hình dung được.
Sau buổi nói chuyện hôm đó, Tư Hạo và Hứa Hinh quyết định cải tổ hệ thống tài chính gia đình. chứ không thể mạnh ai nấy tiêu và thi thoảng xét nét nhau vì lý do trời ơi đất hỡi được nữa.
Họ mở một tài khoản chung, mỗi tháng, mỗi người chuyển vào 15.000 tệ, tổng cộng là 30.000 tệ (105 triệu đồng) để trả nợ mua nhà, đóng tiền học cho con.
Còn tiền chi phí sinh hoạt hàng tháng, bao gồm thực phẩm, điện nước và mua sắm vật dụng trong nhà, cả 2 sẽ cùng nhau phân bổ trách nhiệm gánh vác. Tháng này Hứa Hinh lo toàn bộ, thì tháng sau Tư Hạo sẽ là người chịu trách nhiệm thanh toán tất cả những khoản cố định này.
Sau 2 tháng thử nghiệm cách quản lý chi tiêu này, họ không tiết kiệm được nhiều hơn trước, nhưng cảm giác nặng nề mỗi khi nhắc tới chuyện tiền nong thì gần như đã hoàn toàn biến mất. Thay vì ám ảnh nhau bằng những lời chất vấn: "Anh tiêu bao nhiêu?", "Em lại mua cái gì?", họ học cách rạch ròi giữa chi tiêu cá nhân và trách nhiệm đóng góp tiền bạc cho gia đình. Từ đó giữ lại được sự tôn trọng cơ bản trong hôn nhân.
Không phải ai kiếm được nhiều tiền cũng biết tiêu thế nào để hạnh phúc. Và đôi khi, điều cần làm nhất trong một cuộc hôn nhân không phải là kiếm thêm thu nhập, mà là học cách tiêu tiền và quản tiền cùng nhau.
Tin cùng chuyên mục








-
Vụ trung tá say xỉn tông liên hoàn ở Bắc Ninh: Tình trạng mới nhất của 2 nạn nhân (07/07)
-
8 trường hợp được đổi sổ đỏ theo Nghị định 151 người dân cần biết: Có gì khác so với quy định cũ? (07/07)
-
Vụ xe vải lật bị người dân "hôi của": Chủ xe nói "các bác ơi đây là vải của cháu" nhưng không ai quan tâm (07/07)
-
Tổng thống Putin tuyên bố bất ngờ về BRICS (07/07)
-
Trao Huân chương cao quý tặng Bộ Công an và các tập thể, cá nhân xuất sắc (07/07)
-
Khởi tố 5 bị can liên quan vụ án Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 và Việt Đức cơ sở 2 (07/07)
-
Hiện trường vụ tai nạn kinh hoàng khiến 2 vợ chồng tử vong ở Cà Mau: Thi thể bị thiêu rụi cùng hàng tấn tôm (07/07)
-
Khi gan suy hỏng nặng, cơ thể sẽ sưng ở 2 chỗ: Có 1 cũng nên đi khám ngay (07/07)
-
Chỉ đau bụng, buồn nôn, người phụ nữ không ngờ có chỉ số mỡ máu cao gấp 37 lần (07/07)
-
"Át chủ bài" 125cc của Honda được nâng cấp: Trang bị ăn đứt SH Mode - đẹp, rẻ lại siêu tiết kiệm xăng (07/07)
Bài đọc nhiều




