Một trong những cảnh quay ấn tượng của bom tấn phòng vé hot nhất tháng 4 này - "Fast and Furious 7" - chính là cảnh những chiếc xe 'nhảy dù' từ máy bay. Họ đã làm điều đó như thế nào?
Một trong những cảnh quay ấn tượng của bom tấn phòng vé hot nhất tháng 4 này - "Fast and Furious 7" - chính là cảnh những chiếc xe 'nhảy dù' từ máy bay. Họ đã làm điều đó như thế nào?

Dàn xe được sắp xếp ngay ngắn là cảnh trong phim trường

Spiro Razatos - một diễn viên đóng thế 30 năm kinh nghiệm, người phụ trách cho tiết mục xe hơi bay của Fast and Furious 7 - đã có bài chia sẻ trên Business Insider.

Theo Razato, phần 4 của Fast & Furious dựa quá nhiều vào kỹ thuật máy tính CGI. “Ê-kíp nhận ra rằng họ muốn dựa vào máy tính ít hơn. Đó là những gì tôi làm", Razato nói.

Razatos chịu trách nhiệm "giúp" nhóm của Dom (Vin Diesel) kéo kho tiền của ngân hàng di chuyển kịch tính qua các đường phố đông đúc của Rio de Janeiro (Brazil) trong Fast Five, từ đó anh được mời thực hiện cảnh chiến đấu trên xe tăng trong Fast & Furious 6. Ở phần mới đang được khởi chiếu toàn cầu, đạo diễn James Wan và nhà sản xuất muốn Razatos thực hiện một “kế hoạch điên rồ”, đúng như lời thoại của các diễn viên trong phim.

"Khi lần đầu tiên tôi đọc kịch bản, họ muốn thả các siêu xe xuống đất và thực hiện vụ bắt cóc cô gái", Razatos nhớ lại. Để “thả các siêu xe”, Dom muốn cải tiến chúng và “rơi tự do” từ một chiếc máy bay trên Colorado rồi nhảy dù xuống núi bên dưới.
 
 
 

Có đến hai chiếc máy bay thả siêu xe chứ không phải một. Khoang chứa thực tế nhỏ hơn trong phim

 
Các nhà sản xuất cho rằng trình tự sẽ phải dựa rất nhiều vào các hiệu ứng đặc biệt, nhưng Razatos có kế hoạch khác. "Tôi nói chúng ta hãy làm nó một cách thực tế nhất và đó là những gì khán giả mong đợi", cựu diễn viên đóng thế chia sẻ.

Spiro Razatos mất nhiều tháng để chuẩn bị cùng ê-kíp của mình. Cuối cùng, 10 chiếc camera được gắn vào trong dàn siêu xe, và tất cả được sắp xếp có tính toán đặt trong chiếc máy bay quân dụng. Vấn đề lúc này là an toàn cho… máy bay, “vì lỡ có chiếc xe bị kẹt không “rơi tự do”, thì làm sao máy bay hạ cánh được khi chiếc xe treo lủng lẳng bên ngoài?”, Spiro Razatos trầm tư.

Cuối cùng, 2 chiếc máy bay được trưng dụng, bay ở độ cao 12.000 feet và thả lần lượt từ mỗi chiếc hai siêu xe. Đi kèm là ba lính nhảy dù chuyên nghiệp đội nón bảo hiểm để làm nhiệm vụ… cắt dù bung nếu chẳng may dù không mở.

Razatos ngồi trên trực thăng để chỉ đạo cảnh mạo hiểm này. Dù đã tính toán kỹ, sơ suất vẫn khó tránh. Thực tế, một trong bốn chiếc xe không thể bung dù, và nó bị phá hủy hoàn toàn. "Một chiếc xe thực sự rơi từ độ cao đó thì bạn đoán điều gì xảy ra", Razatos hài hước.

Dù cũng phải dùng đến các kỹ xảo khác để hoàn thiện, như việc tháo những chiếc dây dù ra khỏi để bánh xe để nó chạy bon bon trên mặt đường…, nhưng theo Spiro Razatos, ê-kíp Fast and Furious 7 đã làm hết sức để những cảnh quay chân thật nhất.
 
Dù được bung ngay khi chiếc xe được thả, đi kèm là lính nhảy dù chuyên nghiệp
 

Vin Diesel cũng hồi hộp với màn xe hơi 'nhảy dù'

 
Thực tế, chỉ 10% các cảnh hành động trong phim được máy tính tạo ra, và phần lớn công việc mà CGI làm là xóa các dây an toàn cũng như tái tạo hình ảnh Paul Walker. Furious 7 sử dụng 340 chiếc xe trong phim, từ cổ điển đến hiện đại: Dodge, Plymouth, Chrysler, Chevrolet, Maserati, McLaren, Ferrari, Bugatti... "Nếu chứng kiến quy trình quay phim và phá hỏng chúng, không ngạc nhiên khi nam diễn viên kiêm nhà sản xuất Vin Diesel dự đoán rằng Fast & Furious 7 sẽ giành chiến thắng giải hình ảnh đẹp nhất tại lễ trao giải Oscar vào năm tới.
 
>> "Fast & Furious 7" nhắm tới kỷ lục 140 triệu USD tuần ra mắt
>> Ôtô bị phá hủy trong "Fast and Furious 7" đi về đâu?
>> Loạt xe thể thao đình đám xuất hiện trong "Fast & Furious 7"
>> Lóa mắt xế hộp 71 tỉ trong "Fast & Furious 7"
 
Theo Nguyễn Thủy (iHay.vn)