Kinh tế
19/09/2018 14:1812 dự án thua lỗ: Có dự án đang ‘sống lại’, có dự án chấp nhận phá sản
Tại buổi Tọa đàm “Nâng hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước: Minh bạch thông tin, đổi mới quản trị” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng nay 18/9, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết tiến độ xử lý, khắc phục về tài chính tại 12 đại dự án thua lỗ của ngành Công Thương.
Trong 12 đại dự án thua lỗ của ngành Công thương có 6 doanh nghiệp đang nằm trong kế hoạch tái cơ cấu, 4 dự án đang giảm lỗ là Nhà máy đóng tàu Dung Quất, Xơ sợi Đình Vũ... ;3 dự án còn dang dở đang tính toán lại, có những dự án sử dụng biện pháp kiên quyết như Nhà máy giấy Phương Nam thì sẽ bán chứ nhà nước không hỗ trợ gì nữa để thu hồi vốn, Thép Thái Nguyên cơ cấu lại tìm người mua.
Ông Tiến cho rằng, quá trình khắc phục 12 dự án thua lỗ đang được cơ cấu theo nhiều hướng khác nhau nhưng khó khăn vẫn còn phía trước và sắp tới sẽ có nhiều khó khăn hơn bởi càng để lâu càng phát sinh nhiều vấn đề.

“Chúng ta kiên quyết làm theo thị trường thì chúng ta phải chấp nhận, có dự án bán không được thì phải chấp nhận phá sản, có dự án không bán được thì phải chuyển hình thức khác”, ông Tiến cho hay.
Ông Tiến cho rằng, có nhiều dự án gặp khó khăn vướng mắc về pháp lý rất phức tạp, như Đạm Ninh Bình liên quan đến nhà thầu hay việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) muốn dùng vốn của mình để xử lý hai dự án thua lỗ của mình là Nhà máy Đóng tàu Dung Quất và Xơ sợi Đình Vũ PVTex.
“Quan điểm của Bộ Tài chính nếu có phương án hiệu quả và bộ ngành kiểm soát được hiệu quả đó thì không có lý do gì không đầu tư cho hiệu quả hơn, ngay cả việc báo cáo Quốc hội bổ sung vốn nhà nước đầu tư cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả rồi bán”, ông Tiến nhấn mạnh.
Theo ông Phùng Văn Hùng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, 12 đại dự án của ngành Công Thương, chủ trương của Đảng và Nhà nước đây là các ngành, lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ. Chúng ta chỉ cần đảm bảo thu hồi vốn, bán đi là đúng đắn.
Tuy nhiên, khó khăn vướng mắc lớn nhất của các dự án này hiện nay là vấn đề pháp lý. Ông Hùng chỉ ra những vướng mắc hiện nay của doanh nghiệp như: Xác định giá của doanh nghiệp; Xử lý quyền sử dụng đất, xác định giá đất; Xử lý mối quan hệ với tổng thầu…
“Nếu không giải quyết được thì rất khó vì khó tìm được nhà đầu tư bỏ vốn vào đó tiếp tục vì pháp lý phức tạp. Cơ quan nhà nước phải cùng doanh nghiệp xử lý và xác định bán cho ai mới thu hút nhà đầu tư tiềm năng vào”, ông Hùng nhấn mạnh.
Về vấn đề bán cho ai, chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, bán cho tư nhân trong nước thì không vấn đề gì nhưng nếu bán cho công ty tư nhân nước ngoài thì phải xem xét có ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia an ninh hay không?
Theo Trang Thu (Báo Tin Tức)
Tin cùng chuyên mục








-
Thương vụ hỏi mua 'báu vật quốc gia' 46 tỷ USD của Nhật Bản chính thức đổ bể, ông chủ Circle K tay trắng ra về (19/07)
-
Đã nhận chế độ theo Nghị định 178, được bầu làm bí thư chi bộ có phải trả lại tiền? (19/07)
-
Người quay lại khoảnh khắc ngoại tình của CEO công nghệ hút hàng chục triệu view lần đầu lên tiếng (19/07)
-
Bà mẹ TP.HCM đau khổ: Con ngoan, thông minh nhưng phải cho đi khám Tâm thần, nhiều người khuyên "chữa" nhanh kẻo hỏng! (19/07)
-
Học sinh Việt Nam giành 2 Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế năm 2025 (19/07)
-
Trích xuất camera, truy bắt kẻ lẻn vào nhà xâm hại tình dục bé gái 9 tuổi ở Sơn La (19/07)
-
1 câu nói của MC đình đám VTV khiến 80.000 người "đổ xô" vào tương tác (19/07)
-
2 món nước trị cháy nắng rẻ bèo của người Việt, biết uống còn chống loãng xương (19/07)
-
ĐH Quốc gia Hà Nội công bố điểm sàn xét tuyển năm 2025 (19/07)
-
H'Hen Niê bụng bầu to vượt mặt vẫn tập gym gây sốt mạng xã hội, phản ứng của dân tình gây chú ý (19/07)
Bài đọc nhiều



