Kinh tế
28/06/2022 07:56Bất ngờ số tiền dân Việt để trong tài khoản ngân hàng: Vượt 1 triệu tỷ đồng
Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, số dư tiền gửi này hiện đã cao hơn tới 40%, tương đương mức tăng ròng gần 300.000 tỷ đồng chỉ trong vòng một năm.
Đặc biệt, trong quý I năm nay, số dư này đã tăng gần 103.600 tỷ đồng, tương đương tăng hơn 11% và chính thức vượt mốc 1 triệu tỷ đồng.
Đây là lần đầu tiên số dư tiền gửi trên tài khoản thanh toán của người dân vượt mốc 1 triệu tỷ. Thực tế, kể từ quý I/2020 đến nay, số dư tiền gửi này đã tăng liên tục, tuy nhiên, mức tăng bình quân hàng quý trước đó chỉ dưới 10%.

Đây cũng là quý thứ 8 liên tiếp số dư tiền gửi thanh toán cá nhân kể trên ghi nhận tăng trưởng dương. Lần gần nhất số dư tiền này sụt giảm là quý I/2020 khi giảm từ 499.721 tỷ đồng cuối năm 2019 xuống còn 476.524 tỷ vào cuối tháng 3/2020. Từ đó đến nay, số dư tiền gửi thanh toán này đã tăng thêm hơn 564.250 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong khi số dư tiền gửi trên tài khoản thanh toán tăng mạnh, tốc độ tăng số lượng tài khoản thanh toán cá nhân tại các nhà băng lại có xu hướng chậm hơn.
Diễn biến kể trên cho thấy xu hướng người dân ngày càng để nhiều tiền hơn trong tài khoản thanh toán. Trong đó, quý I/2021, bình quân mỗi tài khoản thanh toán của người dân để khoảng 7,1 triệu đồng thì đến cuối quý I năm nay, số dư này đã tăng lên 8,8 triệu đồng.
Không chỉ số dư tiền gửi thanh toán của người dân tăng lên, số dư tiền gửi có kỳ hạn của nhóm khách hàng này tại các ngân hàng cũng đã tăng nhanh trong quý đầu năm nay.
Tính riêng tháng 3, số dư tiền gửi ngân hàng của người dân đã tăng hơn 14.000 tỷ đồng, nâng tổng mức tăng trong 3 tháng đầu năm lên 174.000 tỷ đồng, tương đương 3,28%. Hiện tổng số dư tiền gửi của dân cư tại hệ thống ngân hàng đạt khoảng 5,47 triệu tỷ đồng. Mức tăng này thậm chí còn cao hơn số tăng của cả năm 2021 trước đó với chỉ 3,08%.
Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân khiến dòng tiền gửi của người dân chảy mạnh vào kênh ngân hàng là do mặt bằng lãi suất huy động đã tăng mạnh từ cuối năm 2021 đến nay. Nhiều nhà băng chỉ trong 5 tháng đầu năm nay đã có tới 4 lần điều chỉnh tăng lãi suất huy động với mức tăng phổ biến 1,5-2%/năm.
Bên cạnh đó, dòng tiền cá nhân chảy vào ngân hàng này cũng đến một phần từ dòng tiền bị rút ra khỏi kênh đầu tư chứng khoán.
PN (Nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Bão Wipha có thể mạnh cấp 11-12 trên Biển Đông, khả năng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta (18/07)
-
Lộ EQ của Thủ khoa khối A00 Hiền Mai khi lên VTV, netizen: Tiểu thuyết còn không dám viết nữ chính cỡ này (18/07)
-
Bán kết 2 Sing! Asia: Phương Mỹ Chi ghi tỷ số sốc, 1 giám khảo quyết không vote cho đại diện Việt Nam! (18/07)
-
Bắt nữ quái 9X tung chiêu lừa đảo chiếm đoạt hơn 100 tỷ đồng một năm (18/07)
-
Cơ trưởng đã ngắt nhiên liệu động cơ trước khi máy bay hãng Air India gặp nạn (18/07)
-
Xoài Non khoe body sexy bỏng mắt, tình tứ với Gil Lê mặc kệ lùm xùm pass đồ (18/07)
-
Hàn Quốc ngày thứ 3 oằn mình trong mưa lũ lịch sử: Siêu thị, Starbucks ngập kinh hoàng, ô tô chỉ thấy nóc, 5.000 người bỗng "vô gia cư" (18/07)
-
Ông Trần Đức Thắng được giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (18/07)
-
Mất liên lạc 3 tháng, mẹ nghèo ngã quỵ nhận tin con trai tử vong ở Campuchia (18/07)
-
Nam sinh bị ung thư máu, sáng truyền hóa chất, tối miệt mài ôn thi, đạt 28 điểm khối A00 (18/07)
Bài đọc nhiều




