Kinh tế
09/07/2025 09:25Đề xuất tăng lương tối thiểu 9,2% có quá cao?
6-7% là mức khả thi?
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (cũ), người từng giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia đánh giá: Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 9,2% của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) là cần thiết để cải thiện thu nhập cho người lao động.
Tuy nhiên, cũng theo ông Huân, mức tăng vẫn phải dựa trên cơ sở sức chống chịu thực tế của doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh nhiều ngành còn đang gồng mình phục hồi sau đại dịch và đứt gãy đơn hàng.
Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc các ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày, điện tử, đang đối mặt với áp lực rất lớn về chi phí nhân công trên tổng giá thành sản phẩm. Trong khi đó, đơn hàng từ các thị trường lớn như Mỹ, EU tiếp tục sụt giảm, và các chính sách thuế đối ứng vẫn "treo lơ lửng", khiến doanh nghiệp khó dự báo và hoạch định chiến lược tài chính.

"Tăng lương là cần thiết, nhưng nếu mức tăng quá cao, vượt khả năng chi trả, doanh nghiệp sẽ buộc phải cắt giảm lao động hoặc co hẹp sản xuất. Điều này đi ngược lại mục tiêu bảo vệ việc làm", ông Huân cảnh báo.
Về mức tăng cụ thể, ông Huân cho biết, 9,2% hiện mới là đề xuất ban đầu từ phía Tổng LĐLĐ trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Hội đồng sẽ còn phải thương lượng, bàn bạc giữa ba bên: người lao động, giới chủ và đại diện nhà nước để đi đến thống nhất cuối cùng.
“Thông thường, các bên đều có 'vùng đệm', nên mức tăng cuối cùng có thể rơi vào khoảng 6–7%, đây là con số hợp lý và khả thi trong điều kiện hiện nay", ông Phạm Minh Huân nhận định.
Nên điều chỉnh theo lộ trình đều đặn
Chia sẻ với người lao động, ông Huân cho rằng, trong bối cảnh hiện nay không thể trì hoãn việc điều chỉnh lương tối thiểu. Trong khi giá cả sinh hoạt như điện, nước, xăng dầu, nhà trọ, học phí… đều đã tăng, việc không điều chỉnh kịp thời sẽ khiến thu nhập thực tế của người lao động ngày càng “teo tóp”.
Theo ông Huân, mức lương tối thiểu vùng cao nhất hiện mới dừng ở khoảng 5 triệu đồng, trong khi chi phí sinh hoạt tại các đô thị lớn đã vượt xa con số này. Nếu tiếp tục duy trì khoảng cách giữa lương tối thiểu và mức sống tối thiểu, người lao động sẽ không thể trụ lại thành phố, buộc phải rút lui khỏi thị trường lao động. Điều này sẽ gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp, nhất là khi mất đi lực lượng lao động đã qua đào tạo, có kinh nghiệm.
Từ góc nhìn chính sách, ông Huân cho rằng lương tối thiểu cần được điều chỉnh theo lộ trình đều đặn, tránh tình trạng “đóng băng vài năm rồi tăng đột ngột”, gây rối loạn tâm lý cho cả người sử dụng lao động và người lao động.
Theo ông Phạm Minh Huân, lý tưởng nhất là điều chỉnh hàng năm, nếu không cũng nên duy trì tần suất 18 tháng/lần. Chỉ khi lương tối thiểu tăng đều và có thể dự báo được, doanh nghiệp mới yên tâm hoạch định kế hoạch sản xuất, còn người lao động cũng có cơ sở ổn định cuộc sống.
Tin cùng chuyên mục








-
Hyundai Santa Fe "hot rần rần" MXH khi bản tiêu chuẩn còn chưa đến 900 triệu, thiết kế tranh cãi nhưng nội thất lại "ăn tiền" (09/07)
-
Marcus Rashford ra yêu sách đặc biệt với Barca (09/07)
-
Đoạn clip 15 giây giúp chàng trai Hàn Quốc kiếm được 1,3 tỷ USD, thành tỷ phú đôla ở tuổi 36 (09/07)
-
Triệt phá đường dây mua bán người, giải cứu 52 cô gái trẻ bị ép làm "gái dịch vụ" (09/07)
-
Ông Nguyễn Thanh Nghị làm Bí thư Đảng ủy các cơ quan Đảng TP.HCM (09/07)
-
Ruột của người đàn ông lốm đốm như "da rắn" vì uống trà giảm cân suốt 2 năm (09/07)
-
Số tiền khổng lồ Hồng Tỷ kiếm từ việc bán video quan hệ với 1.691 trai trẻ: Dầu ăn, hoa quả, sữa tươi chỉ là chiêu trò (09/07)
-
Ngày 15/7 sẽ triển khai hoàn trả 2.500 tỷ đồng cho 28.000 đương sự vụ án FLC (09/07)
-
Từ nay, người đi xe máy có thể bị phạt tới 6 triệu đồng nếu vi phạm lỗi phổ biến này, biết ngay để tránh mất tiền (09/07)
-
Từ vụ thịt lợn bệnh, lợn chết tuồn ra chợ: Bác sĩ cảnh báo "tuyệt đối không mua thịt có 5 dấu hiệu này" (09/07)
Bài đọc nhiều




