Kinh tế
19/06/2017 09:30Thủ tướng làm Trưởng Ban chỉ đạo tái cơ cấu hệ thống tín dụng
Đây là giải pháp quyết liệt của Chính phủ trong việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, thúc đẩy xử lý nợ xấu thời gian tới.
Về cơ cấu lại các TCTD và xử lý nợ xấu, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết Chính phủ đã khẩn trương hoàn thiện, phê duyệt và tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020. Thực hiện nghiêm Nghị quyết của Quốc hội về hỗ trợ cơ cấu lại các TCTD và xử lý nợ xấu sau khi được thông qua.
![]() |
Thủ tướng sẽ trực tiếp chỉ đạo việc tái cơ cấu các tổ chức tín dụng. Ảnh: Hoàng Hà |
Chính phủ đồng thời kiểm soát, giám sát chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng yếu kém đã mua 0 đồng và thuộc diện kiểm soát đặt biệt; thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế tham gia cơ cấu lại; giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc phát sinh. Củng cố, chấn chỉnh hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân; xử lý dứt điểm các Quỹ yếu kém, bảo đảm an toàn hệ thống và quyền lợi của người gửi tiền.
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết Chính phủ sẽ thành lập Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các TCTD do Thủ tướng là Trưởng ban. Bên cạnh đó sẽ tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, pháp luật về xử lý nợ xấu; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm; chỉ đạo các TCTD xây dựng, triển khai phương án cơ cấu lại và xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020.
Đối với lĩnh vực tài chính, phấn đấu giảm lãi suất, bảo đảm tăng trưởng tín dụng cả năm trên 18%, tập trung cho các lĩnh vực, đối tượng ưu tiên. Chính phủ khẩn trương hoàn thành việc phân bổ, giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công.
Đồng thời tăng cường huy động, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các nguồn vốn đầu tư; phấn đấu tổng đầu tư toàn xã hội đạt 34 - 35% GDP. Điều chỉnh phù hợp theo lộ trình giá điện, nước, các dịch vụ y tế, giáo dục... gắn với hỗ trợ đối tượng chính sách, người nghèo.
Theo số liệu từ NHNN, tính đến ngày 31/12/2016, nợ xấu của các tổ chức tín dụng là hơn 160.000 tỷ đồng, chiếm 2,52% tổng dư nợ. Tổng nợ xấu mà VAMC đã mua nhưng chưa xử lý được là 195.000 tỷ đồng, chiếm 3,39% tổng dư nợ. Nếu gộp tổng nợ xấu nội bảng và nợ xấu mà VAMC đã mua nhưng chưa xử lý được… chiếm tỷ lệ khoảng 10,08% trên tổng dư nợ cho vay. Hàng năm nợ xấu vẫn phát sinh thêm 1,3 - 1,5% trên tổng dư nợ. Đồng thời, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng bình quân mỗi năm khoảng 16%, thì trong 5 năm tới sẽ phát sinh thêm nợ xấu khoảng 350.000 tỷ đồng, nâng tổng nợ xấu lên đến khoảng 600.000 tỷ đồng. |
Theo Bình Nguyên (Tri Thức Trực Tuyến)
Tin cùng chuyên mục








-
Trên mạng khóc thương, sau lưng đi tiệc tùng, sao Liverpool nhận bão phẫn nộ vì vô cảm với Diogo Jota (06/07)
-
Nghiên cứu chỉ ra: Cách dùng điều hòa siêu tiết kiệm điện mà cực nhanh mát, nhà nào áp dụng sớm bảo sao tiền điện giảm sâu (06/07)
-
Động thái gây bàn tán của Touliver giữa lúc Tóc Tiên có loạt dấu hiệu bất ổn (06/07)
-
Phát hiện 1 thi thể phân hủy mạnh tại chung cư, nghi nữ diễn viên mất tích nhiều ngày qua (06/07)
-
Sắp cất cánh có báo cháy, khách nhảy từ cánh máy bay thoát thân ở Tây Ban Nha (06/07)
-
Loại quả dại ở Việt Nam lại là "trái vàng" được săn lùng tại Trung Quốc, từ rễ đến hạt đều "bổ như sâm" (06/07)
-
Ở Việt Nam có xe tay ga dùng hộp số chuyển cấp như Wave, Sirius: Đi đèo rất an toàn, ăn xăng 2,2L/100km (06/07)
-
Giới nhà giàu toàn cầu đẩy mạnh gom vàng, chuyên gia dự báo giá sẽ còn tăng (06/07)
-
Bayern Munich bức xúc với thủ môn PSG vì khiến Musiala bị gãy chân (06/07)
-
Đang chuẩn bị đám cưới thì mẹ tôi nói "nhất định không được", lý do bà đưa ra khiến tôi không còn dám nhìn mặt chồng sắp cưới (06/07)
Bài đọc nhiều




