Kinh tế
16/02/2015 08:20Yêu cầu kiểm điểm Chủ tịch, Tổng giám đốc BIDV, VietinBank
Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Ngân hàng Chính sách Xã hội.

Đáng chú ý, theo kết luận thanh tra, các tổ chức tín dụng nhà nước chưa nghiêm túc trong việc duy trì số dư tiền gửi 2% tại Ngân hàng Chính sách Xã hội. Ngân hàng Nhà nước chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm giám sát các tổ chức tín dụng thực hiện quy định duy trì số dư tiền gửi. Ngân hàng Chính sách Xã hội chưa có biện pháp kiên quyết nhắc nhở các tổ chức tín dụng có vi phạm quy định về duy trì số dư tiền gửi.
Là mô hình đặc thù, có nhiệm vụ quan trọng trong hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, nên quy định hiện hành yêu cầu các tổ chức tín dụng nhà nước phải duy trì tối thiểu 2% số dư tiền gửi của mình tại Ngân hàng Chính sách xã hội, để tạo nguồn.
Tuy nhiên, kết luận trên cho thấy nhiều tổ chức tín dụng nhà nước đã không thực hiện nghiêm túc quy định trên.
Theo đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước “yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm đối với Chủ tịch, Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank)”.
Thanh tra cũng kiến nghị Thống đốc có yêu cầu đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thực hiện việc duy trì số dư tiền gửi 2% tại Ngân hàng Chính sách Xã hội theo đúng quy định.
Cùng đó, Thanh tra kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kiểm điểm trách nhiệm và xử lý theo thẩm quyền đối với Công ty Tài chính Cao su Việt Nam, Công ty Tài chính Công nghiệp tàu thủy, Công ty Tài chính Than khoáng sản Việt Nam, Công ty Tài chính Bưu điện, Công ty Tài chính Handico, Công ty Tài chính Sông Đà, Công ty Tài chính Xi măng, Công ty Tài chính Điện lực, Công ty Tài chính Hóa chất đã không thực hiện việc duy trì số dư tiền gửi 2% tại Ngân hàng Chính sách Xã hội theo quy định.
Ngoài nội dung trên, Thanh tra Chính phủ cũng kết luận về những tồn tại và thiếu sót của Ngân hàng Chính sách Xã hội trong phân loại nợ, xử lý nợ rủi ro, về hoạt động quản lý nguồn và quản lý tài chính, trong xây dựng cơ bản, và đặc biệt là nhiều sai sót trong hoạt động cho vay…
Bên cạnh những tồn tại và thiếu sót trên, Thanh tra Chính phủ cũng đánh giá Ngân hàng Chính sách Xã hội đã có những cố gắng trong huy động vốn nhằm đảm bảo nguồn vốn đáp ứng mức tăng trưởng tín dụng hàng năm được giao.
Chính sách cho vay các hộ nghèo của ngân hàng này đã được triển khai rộng rãi, đáp ứng một lượng lớn nhu cầu vốn của các hộ nghèo, tác động trực tiếp và mang lại hiệu quả thiết thực cho người nghèo.
Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, trong 11 năm qua, đã có trên 24,5 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội, với doanh số cho vay trên 267 nghìn tỷ đồng.
Tin cùng chuyên mục








-
Giám đốc tình báo Mỹ muốn truy tố ông Obama vì cuộc bầu cử năm 2016 (19/07)
-
Chùm ảnh: Đường phố Hà Nội tan hoang sau cơn giông kinh hoàng, cây xanh bật gốc và gãy đổ hàng loạt (19/07)
-
Ô tô chở 2 người lớn, 3 trẻ nhỏ lao xuống vực ở Tam Đảo (19/07)
-
32 tuổi, doanh nhân Nguyễn Quốc Cường được trả lương vỏn vẹn 3 triệu/tháng: Mối quan hệ trong công ty gia đình từ góc nhìn cá nhân gây chú ý! (19/07)
-
Cập nhật vụ lật tàu ở Quảng Ninh: Cabin cắm xuống bùn, tìm cách luồn dây lật lại thân tàu (19/07)
-
Nữ diễn viên khóc nghẹn bắt quả tang chồng có hành vi vụng trộm "trái luân thường đạo lý" (19/07)
-
Concert quy tụ anh tài - chị đẹp sập sân khấu trước giờ G, bão lốc nguy hiểm khiến BTC phải đưa ra thông báo gấp! (19/07)
-
Mưa giông bất ngờ ở Hà Nội: Tôn bay, kính vỡ, người đi xe máy bị hất văng (19/07)
-
Bão Wipha lao thẳng Philippines khiến gần 100.000 người ảnh hưởng, Hong Kong dự kiến nâng mức cảnh báo (19/07)
-
Quảng Ninh xuất hiện giông mạnh kèm mưa đá, sấm sét, xe cộ 'chết cứng' trên đường (19/07)
Bài đọc nhiều




