Lối Sống

7 thay đổi của cơ thể khi bạn ăn thịt nhiều quá mức

Chế độ ăn của mỗi người đều khác nhau, nhưng nếu chú ý một chút bạn sẽ nghiệm ra rằng mình nên cắt giảm bớt thịt động vật hoặc các sản phẩm làm từ thịt động vật trong bữa ăn hàng ngày vì lợi ích sức khỏe cho bản thân.

Đối với hầu hết mọi người, ăn thịt điều độ trong chế độ ăn cân bằng có thể tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn quá nhiều thịt, đặc biệt là thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có nhiều chất béo, có thể gây ra các tác dụng phụ khó chịu cũng như các nguy cơ sức khỏe lâu dài.

Dưới đây là 5 tác hại tiềm ẩn của việc ăn quá nhiều thịt, theo tổng hợp của trang Insider (Mỹ).

Thứ nhất, tăng cảm giác buồn ngủ 

Khi bạn tiêu hóa thức ăn, cơ thể sẽ dồn lưu lượng máu đến ruột để ưu tiên quá trình tiêu hóa. Điều này có nghĩa là dồn máu từ các khu vực khác của cơ thể, bao gồm cả bộ não, đến ruột. Đây có thể là lý do khiến bạn uể oải sau một bữa ăn ‘hoành tráng’. Tất cả năng lượng cần thiết để tiêu hóa một bữa ăn quá nhiều thịt có thể khiến bạn cảm thấy uể oải, mệt mỏi hoặc buồn ngủ sau khi ăn.

Điều này cũng có thể đúng với các bữa ăn không cân bằng chứa quá nhiều carbs hoặc chất béo, vì chúng có thể khiến lượng insulin và lượng đường trong máu tăng đột biến. Vì vậy, cách tốt nhất để duy trì năng lượng là ăn cân bằng cả ba chất dinh dưỡng đa lượng.

Ngoài ra, một số loại thịt như thịt bò và thịt gà tây chứa nhiều tryptophan, một loại axit amin có liên quan đến việc sản xuất melatonin - hormone điều hòa giấc ngủ. Ăn quá nhiều thịt, đặc biệt là thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có nhiều chất béo, có thể gây ra các tác dụng phụ khó chịu cũng như các nguy cơ sức khỏe lâu dài.

Thứ hai, ảnh hưởng đến da và tóc

Nếu ăn quá nhiều thịt thì có thể bạn sẽ bỏ qua các nhóm thực phẩm khác. Vitamin C hiếm khi được tìm thấy trong các thực phẩm từ động vật vì vậy bạn có thể bị thiếu hụt vitamin C. 

Vitamin C đóng vai trò hình thành collagen - một loại protein tạo nên cấu trúc của da, tóc, móng, xương. Khi ăn quá nhiều thịt, da trở nên thô sần và khô ráp, tóc mọc kém. Khi cắt giảm các sản phẩm từ động vật và thay thế bằng thực vật, làn da của bạn sẽ trở nên đẹp hơn. Bạn nên ăn các loại rau có lá xanh đậm mỗi ngày.

7 thay đổi của cơ thể khi bạn ăn thịt nhiều quá mức
Ăn quá nhiều thịt sẽ không tốt cho sức khỏe. Ảnh: Moody

Thứ ba, bệnh tim mạch

Một trong những lợi ích khác của chất xơ là giảm khả năng hấp thu cholesterol nên có lợi cho tim mạch. Nếu ăn nhiều thịt, đặc biệt là thịt đỏ và thịt chế biến sẵn thì có nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch.

Nguồn thịt này có nhiều chất béo bão hòa, làm tăng cholesterol LDL “xấu” và do đó gây hại cho tim mạch. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo lượng chất béo bão hòa nên hạn chế ở mức chiếm 5-6 % tổng lượng calo, hoặc chiếm 13 calo trong chế độ ăn 2.000 calo.

Gây mùi cơ thể khó chịu

Khi bạn ăn, cơ thể sẽ sử dụng năng lượng để tiêu hóa và xử lý thức ăn. Đây được gọi là quá trình sinh nhiệt do chế độ ăn gây ra, và nó thực sự có thể làm tăng nhẹ nhiệt độ cơ thể.

Vì protein là thức ăn cần nhiều năng lượng nhất để tiêu hóa, nên nó có thể có tác động lớn hơn đến quá trình sinh nhiệt so với các loại thực phẩm khác. Vì vậy, việc ăn quá nhiều thịt sẽ làm cơ thể bạn đổ mồ hôi nhiều hơn và gây nên mùi cơ thể khó chịu.

Thứ năm, bệnh sỏi thận

Ăn nhiều protein có thể gây hại cho thận. Trong protein động vật chứa nhiều purin, có khả năng phân hủy thành axit uric và làm tăng nguy cơ lắng đọng thành sỏi thận. Đặc biệt nguy cơ này sẽ tăng lên nếu người đó có tiền sử gia đình và bản thân mắc bệnh thận. 

Thứ sáu, thừa cân béo phì

Hiện có nhiều thông tin nói rằng ăn nhiều protein giúp bạn có thân hình săn chắc và vạm vỡ như mong muốn. Mặc dù protein giúp xây dựng cơ bắp, nhưng nếu ăn quá nhiều lại có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Cụ thể là nếu bạn ăn nhiều protein hơn mức cơ thể cần, thì cơ thể sẽ không tích trữ dưới dạng protein mà là dưới dạng chất béo.

Thứ bảy, tăng nguy cơ ung thư

Theo các chuyên gia, ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Người thường xuyên ăn thịt chế biến sẵn với bất kỳ số lượng nào dễ có nguy cơ bị ung thư dạ dày và đại trực tràng hơn. 

Vì vậy, nên thay thế một phần thịt bò, thịt lợn và thịt chế biến sẵn thành thịt gia cầm hoặc protein thực vật như các loại đậu.

Một sức khỏe tốt cần chế độ ăn cân bằng, đa dạng thực phẩm như thịt, cá. Tăng cường trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nhiều chất xơ nhưng trong thịt lại hầu như không có chất này. 

7 thay đổi của cơ thể khi bạn ăn thịt nhiều quá mức - 1

Nên ăn bao nhiêu thịt là đủ?

PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, nêu một thực trạng thừa dinh dưỡng đáng quan ngại. "Hiện nay, trung bình một người Việt tiêu thụ 134 gram thịt/ngày, riêng người dân đô thị tiêu thụ 154 gram thịt/ngày. Trong khi đó, mức tiêu thụ thịt theo khuyến nghị dinh dưỡng là 50 - 80 gram/ngày. Tổ chức phòng chống ung thư thế giới khuyến cáo, mỗi người dân không tiêu thụ quá 70 gram thịt/ngày"- PGS Mai nói.

Các nhà nghiên cứu dinh dưỡng khuyến cáo, người bình thường nên ăn không quá 300 - 500g thịt đỏ (bao gồm bò, lợn, bê…) mỗi tuần. Tốt nhất 1 tuần nên ăn 2 lần, mỗi lần ăn tương đương từ 100 – 150g, tùy vào cân nặng và mức độ béo của bạn để tăng hoặc giảm một cách phù hợp. Tốt nhất là nên ăn luộc hoặc hầm, hạn chế chiên, nướng…

Thùy Dương (SHTT)




https://sohuutritue.net.vn/7-thay-doi-cua-co-the-khi-ban-an-thit-nhieu-qua-muc-d197552.html