Lối Sống
03/02/2024 17:30Loại cá được mệnh danh là 'thuốc tiên' cho phụ nữ
Theo bác sĩ Lâm Văn Tiên - Viện Y học bản địa Việt Nam, cá chép là loại cá nước ngọt phố biến trên thế giới, tốt cho sức khỏe. Cá chép có thể sống ở các điều kiện nước khác nhau và ăn rong rêu, côn trùng, động vật phù dù. Cá chép trưởng thành có thể nặng tới hàng chục cân. Người Trung Quốc coi cá chép là “ích mẫu hà tiêu” - thuốc tiên chữa bệnh phụ khoa.

Về mặt thực phẩm, bác sĩ Tiên cho biết, cá chép thịt dày và béo, ít xương dăm, thớ thịt trắng mịn, mùi vị thơm ngon, nhiều dinh dưỡng.
Theo các nghiên cứu của y học hiện đại, cá chép chứa axit amin hercynin, glutamid, glycin, giàu vi lượng khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, B1, B12, PP, sắt, canxi, phốt pho, protein, lipid (axit béo omega-3).
Theo Đông y, cá chép có vị ngọt, tính bình, tác dụng lợi niệu, hạ khí, tiêu thủng, an thai, thông sữa, giảm ho, suyễn. Vảy cá có tính bình, cầm máu. Mật cá có vị đắng, tính hàn, không độc, có tác dụng thông ứ, minh mục.
Từ xa xưa, cá chép được sử dụng làm thuốc lợi tiểu, tiêu phù nề, bổ máu, tráng kiện tỳ, vị, chống phù nề, an thai và điều trị các chứng đái tháo đường, máu nhiễm mỡ, và hạ mỡ máu.
Phụ nữ mang thai dễ xuất hiện các triệu chứng khí huyết yếu kém, tâm tính không yên, được khuyến cáo sử dụng cá chép để an thai, ngăn ngừa tình trạng nghén, chóng mặt.
Người dân thường lấy cá chép (500g), sơ chế sạch, trộn với gạo nếp, cho thêm vỏ quýt, gừng vào nồi ninh chín kỹ, thêm muối để dễ ăn. Hoặc cho khoảng 6g sa sâm đập nhỏ, 10g gừng tươi thái mỏng vào bụng cá hầm chín, ăn trong ngày, có công hiệu kiện tỳ hòa vị, giảm thổn thức, tiêu trừ nôn mửa.
Phụ nữ sau sinh ăn cá chép hầm thật nhừ 1-2 ngày sẽ có nhiều sữa và sữa rất mát tốt cho trẻ, thông sữa, giảm ứ huyết.
Ngoài ra, cá chép chứa nhiều thành phần bổ dưỡng như như đã nói ở trên, có tác dụng bổ máu, chữa mất ngủ, mệt mỏi, giúp não bộ khỏe khoắn, phục hồi cơ thể, tốt cho người già, trẻ em, phụ nữ, bà bầu, người mới ốm dậy. Ăn nhiều cá chép giúp sắc mặt hồng hào, tuần hoàn tốt.
Lưu ý, bạn chỉ ăn cá chép đã nấu chín kỹ, không được ăn cá sống vì trong thịt cá có thể chứa ký sinh trùng. Những người đang uống thuốc Đông y có thành phần cam thảo tuyệt đối không nên ăn cá chép vì có thể sinh ra độc tố nguy hiểm đến tính mạng.
Theo Phương Thúy (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục








-
Mưa lớn kéo dài gây lũ lụt nhấn chìm nhiều vùng tại Hàn Quốc (20/07)
-
Hoa hậu Kỳ Duyên và Thiên Ân bị phát tán ảnh riêng tư, nàng hậu bức xúc lên tiếng (20/07)
-
Xử phạt nhà hàng bị tố có gián trong món ăn (20/07)
-
Muốn da đẹp luôn ẩm mịn, trắng sáng vào mùa hè? Ăn ngay 5 loại trái cây "thần kỳ" này! (20/07)
-
Đây là bản Ford Mustang Mach-E sắp bán tại Việt Nam: Diện mạo khác xe nhập tư, pin khủng, đầy bình có thể chạy Hà Nội - Quảng Bình (20/07)
-
Phó chủ tịch Quảng Ninh nêu lý do lực lượng cứu hộ ra hiện trường lật tàu có "độ trễ" (20/07)
-
Bão Wipha (bão số 3) tiến vào, Hồng Kông, Trung Quốc đại lục "nín thở" (20/07)
-
Máy cũ Apple “cháy hàng”, iPhone 13 Pro về giá khó tin: Chuyện gì vậy? (20/07)
-
Rồng Xanh chưa hết biến: Sao nam quê độ vì nhận nhầm giải, nhưng phát ngôn kém duyên của MC mới là khó chấp nhận! (20/07)
-
Nam sinh Khánh Hòa giành vé vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25 (20/07)
Bài đọc nhiều




