Lối Sống
29/07/2023 13:33Loại lá quen thuộc bỏ đi bạn sẽ tiếc khi biết các công dụng
Sen là cây thuốc quý của người Việt, bộ phận nào của cây cũng sử dụng làm thuốc được từ hạt, hoa, nhụy, tâm, củ, ngó và lá. Trong đó, lá sen thường bị bỏ đi nhưng ít ai biết được đó là dược liệu quý từ xa xưa, người Việt đã dùng.
Lá sen trị nhiều chứng bệnh khử thấp, tiết tà, tiêu chảy do nóng, chứng chóng mặt, phù thũng, các chứng chảy máu trong cơ thể, phụ nữ sau đẻ dùng rất tốt.
Lá sen được dùng trị nhiều bệnh khác nhau. Vào mùa hè, người dân bị say nắng, tiêu chảy dùng lá sen tươi nấu cháo. Lá sen khô cũng có thể trị chứng xuất huyết, cầm máu. Lá sen phơi khô rồi đem sao vàng dùng dần.

Theo nghiên cứu hiện đại, lá sen có tác dụng giảm béo chống xơ vữa động mạch. Lá sen còn có tác dụng giải độc nấm, phòng chống béo phì, các bệnh mạch vành.
Trong nhiều đơn thuốc y học cổ truyền, các bác sĩ Đông y vẫn dùng lá sen khô có tính mát chữa bệnh. Người bị mỡ máu có thể dùng 20 - 40g lá sen khô mỗi ngày.
Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên Khoa Y học Cổ truyền, trường Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết, lá sen còn gọi là Hà diệp.
Theo tài liệu cổ, lá sen vị đắng tính bình, vào 3 kinh can, tỳ, vị, có tác dụng thăng thanh tán ứ, thanh thử hành thủy. Dùng chữa thử thấp tiết tả, thủy chí phù thũng, lôi đầu phong, nôn ra máu, máu cam, băng trung huyết lỵ.
Các nghiên cứu dược lý lá sen cho thấy trong loại lá này chứa 0,2-0,3% tanin, một lượng nhỏ ancaloit gồm nuciferine, luciferin và roemerine. Trong cuống lá có một lượng nhỏ roemerin và luciferin.
Lá sen có thể phơi khô hoặc để tươi nấu uống thay trà hằng ngày. Nếu dùng lá sen tươi, bạn chỉ nên dùng nửa lá mỗi ngày. Lá tươi và lá khô chất lượng giống nhau nhưng lá tươi không phải mùa nào cũng có. Lá khô để lâu nhưng lại dễ nấm mốc nên cần bảo quản tốt.
Bác sĩ Vũ lưu ý, việc sử dụng lá sen với liều lượng thế nào còn tùy thuộc mục đích sử dụng và sức khỏe. Với người có bệnh mạn tính nên tham khảo ý kiến chuyên gia về chuyên môn để dùng cho hợp lý, tránh lạm dụng lá sen. Người có thể trạng hàn không nên uống trà lá sen. Phụ nữ khi đang trong thời kỳ hành kinh hoặc mang thai, cho con bú không nên dùng lá sen.
Theo Phương Thúy (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục








-
Loạt dự án bãi xe ở Hà Nội quây tôn, "bất động" nhiều năm (18/07)
-
Tin buồn: Đại sứ Nguyễn Thị Nguyệt Nga từ trần (18/07)
-
Nữ sinh Hà Nội trúng tuyển cả 2 đại học top đầu Trung Quốc (18/07)
-
Chủ người Hàn mở tiệm photobooth lên tiếng khi hàng loạt cửa hàng đánh 1 sao oan uổng (18/07)
-
Tôi đọc lén tin nhắn của chồng và chết lặng khi thấy anh hỏi bạn: "Như thế có bình thường không?" (18/07)
-
Netizen sốc khi Soobin đạt 15 triệu followers trên Instagram, vượt cả Jang Won Young lẫn Sơn Tùng (18/07)
-
"Đừng đem đồ cũ của con mình tặng người khác nữa": Khi lòng tốt trở thành sự coi thường, phụ huynh EQ thấp chú ý! (18/07)
-
Đu dây xuống vực sâu 70 m giải cứu tài xế mắc kẹt trong cabin xe container (18/07)
-
Lộ danh tính người thứ ba ở sự cố kiss-cam “gây bão” của CEO Astronomer: Mối quan hệ khiến ai cũng giật mình (18/07)
-
5 dấu hiệu cho thấy bạn đang âm thầm đi trước 80% người cùng tuổi về cách dùng tiền (18/07)
Bài đọc nhiều




