Pháp luật
01/03/2019 09:26Chiêu lừa xuất khẩu lao động siêu đẳng của gã giám đốc dởm
Theo cáo trạng, Nguyễn Huy Vững từng làm cộng tác viên cho các công ty có chức năng đưa người đi xuất khẩu lao động. Quá trình làm việc, Vững biết Công ty Vinagimex là đơn vị có chức năng đưa người đi xuất khẩu lao động. Do đó, bị cáo đã mạo danh Công ty Vinagimex để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của những người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động.
Khi Công ty Vinagimex thay đổi địa chỉ kinh doanh, chuyển toàn bộ thiết bị văn phòng và biển hiệu của công ty đến địa chỉ mới, Vững đã thuê lại địa điểm trên của chủ nhà để thành lập văn phòng tư vấn xuất khẩu lao động. Biển hiệu công ty là,: “Văn phòng tư vấn xuất khẩu lao động Bảo Ngọc thuộc Công ty cổ phần xuất khẩu tổng hợp và chuyển giao công nghệ Việt Nam Vinagimex JSC”.

Vững tuyển nhân viên vào làm việc cho mình ở các bộ phận kế toán, đưa người lao động đi khám sức khỏe, nhân viên thị trường, thủ quỹ, lái xe… đồng thời thuê may đồng phục và làm thẻ nhân viên.
Vững còn tự tạo dựng và chuẩn bị trước các nội dung có liên quan đến ngành nghề lao động (đơn hàng) và sao chụp lại mẫu trích ngang sơ yếu lý lịch của các công ty khác bằng 2 ngôn ngữ Việt Nam và Nhật Bản, đưa cho nhân viên, cộng tác viên làm việc tại văn phòng…
Khi người lao động tin tưởng, đồng ý đăng ký đơn hàng, họ được nhân viên ở đây hướng dẫn khai vào một tờ đơn và nộp bộ hồ sơ cùng 10 triệu đồng tiền đặt cọc, được đưa đi khám sức khỏe tại bệnh viện. Nếu người lao động đủ tiêu chuẩn sẽ ký tiếp hợp đồng khác và nộp số tiền từ 2.500 – 4.500 USD.
Nguyễn Huy Vững mời giáo viên về dạy tiếng Nhật cho những người lao động tại tầng 4 và 5 của văn phòng nhằm tạo lòng tin cho người lao động. Để che đậy hành vi của mình, tháng 11/2016, Vững làm thủ tục thành lập Công ty TNHH xây dựng và vận tải Huy Phát (Cty Huy Phát) do anh ta làm giám đốc, thay đổi biển hiệu bên ngoài từ “Văn phòng tư vấn xuất khẩu lao động Bảo Ngọc” thành “Cty Huy Phát”.
Thực tế, sau khi nhận hồ sơ của người lao động, Vững để tại công ty mà không làm thủ tục gì như đã cam kết, hứa hẹn. Đến thời hạn cam kết, Vững không đưa người lao động đi xuất cảnh được nên viện ra nhiều lý do để trì hoãn, không trả lại tiền cho người lao động. Do bị nhiều người đến đòi tiền, tháng 4/2017, Vững đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú.
Cơ quan điều tra xác định, trong thời gian từ tháng 6/2016 đến tháng 4/2017, Nguyễn Huy Vững đã lừa đảo, chiếm đoạt của 91 người lao động tổng số tiền hơn 5,4 tỷ đồng. Đến nay, bị cáo không có khả năng khắc phục. Với hành vi này, Vững bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt 19 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo Ngoc Anh (Bảo Vệ Pháp Luật)
Tin cùng chuyên mục








-
Loạt dự án bãi xe ở Hà Nội quây tôn, "bất động" nhiều năm (18/07)
-
Tin buồn: Đại sứ Nguyễn Thị Nguyệt Nga từ trần (18/07)
-
Nữ sinh Hà Nội trúng tuyển cả 2 đại học top đầu Trung Quốc (18/07)
-
Chủ người Hàn mở tiệm photobooth lên tiếng khi hàng loạt cửa hàng đánh 1 sao oan uổng (18/07)
-
Tôi đọc lén tin nhắn của chồng và chết lặng khi thấy anh hỏi bạn: "Như thế có bình thường không?" (18/07)
-
Netizen sốc khi Soobin đạt 15 triệu followers trên Instagram, vượt cả Jang Won Young lẫn Sơn Tùng (18/07)
-
"Đừng đem đồ cũ của con mình tặng người khác nữa": Khi lòng tốt trở thành sự coi thường, phụ huynh EQ thấp chú ý! (18/07)
-
Đu dây xuống vực sâu 70 m giải cứu tài xế mắc kẹt trong cabin xe container (18/07)
-
Lộ danh tính người thứ ba ở sự cố kiss-cam “gây bão” của CEO Astronomer: Mối quan hệ khiến ai cũng giật mình (18/07)
-
5 dấu hiệu cho thấy bạn đang âm thầm đi trước 80% người cùng tuổi về cách dùng tiền (18/07)
Bài đọc nhiều




