Pháp luật
05/01/2017 21:30Cựu lãnh đạo VNCB “né” vụ nâng khống giá trị tài sản
Liên quan đến hành vi lập hồ sơ khống, nâng giá trị tài sản thế chấp để lập hồ sơ vay của VNCB gần 5.000 tỷ đồng, nhiều bị cáo là cựu lãnh đạo VNCB đã vòng vo, né tránh trách nhiệm.
Các bị cáo rời phiên tòa |
Ngày 5.1, phiên tòa phúc thẩm xét xử Phạm Công Danh (cựu Chủ tịch HĐQT VNCB, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Thiên Thanh) và đồng phạm chuyển qua phần xét hỏi về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Theo hồ sơ, riêng với tội danh này, Phạm Công Danh cùng các đồng phạm đã sử dụng pháp nhân của 14 doanh nghiệp để lập khống hồ sơ mua bán nguyên vật liệu, nâng giá trị 13 lô đất tại Sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng) và bất động sản của Tập đoàn Thiên Thanh làm tài sản đảm bảo để vay VNCB gần 5.000 tỷ đồng.
Theo kết quả thẩm định, khối tài sản thế chấp có tổng giá trị khoảng 2.604 tỷ đồng. Trừ phần thu được từ giá trị của tài sản thế chấp, đến nay VNCB không thể thu hồi hơn 2.000 tỷ đồng.
Tại tòa, bị cáo Danh (bị tuyên án sơ thẩm 20 năm tù cho tội danh trên) cho rằng cấp sơ thẩm tuyên phạt không đúng. Ông không chỉ đạo trong các hành vi Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Bị cáo Danh phủ nhận việc chỉ đạo nâng khống giá trị tài sản thế chấp mà thực hiện theo đúng quy định.
Tương tự, bị cáo Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB, bị tuyên 11 năm tù về tội danh trên) kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt bởi cho rằng chưa xác định được thiệt hại chính xác khi số tiền gần 5.000 tỷ đồng trong hành vi này có 2.600 tỷ đã đưa về BIDV. Bị cáo này cũng cho rằng cần xem xét lại vấn để thẩm định giá tài sản đảm bảo với bất động sản tại sân vận động Chi Lăng và số 209 Trường Chinh qua đó để xem xét xác định đúng việc thất thoát và thiệt hại. Cựu Tổng giám đốc VNCB khẳng định không tác động công ty định giá của VNCB nâng khống giá trị tài sản đảm bảo.
Tương tự bị cáo Mai Hữu Khương, cựu giám đốc VNCB Chi nhánh Sài Gòn cho rằng việc định giá tài sản cầm cố sân vận động Chi Lăng và bất động sản 209 Chi Lăng là thiệt thòi. Bị cáo Mai Hữu Khương xin giảm nhẹ hình phạt về tội danh vi phạm quy định cho vay vì cho rằng mức án 10 năm tù cho tội danh trên là nặng.
Còn bị cáo Hoàng Đình Quyết, Phó giám đốc VNCB Chi nhánh Sài Gòn thừa nhận hành vi sai phạm trong tội vi phạm, đồng thời cho rằng việc định giá tài sản thế chấp là sân vận động Chi Lăng và bất động sản 209 Trường Chinh là không phù hợp. Trong khi đó một số bị cáo là định giá viên, cán bộ chi nhánh VNCB cho rằng chỉ làm theo chỉ đạo, và có vi phạm trong việc định giá tài sản khi không đi thẩm định thực tế, qua đó nâng mức giá các bất động sản ở Đà Nẵng lên 170 - 180 triệu đồng /m2.
Cũng liên quan đến tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, hàng loạt bị cáo là các “giám đốc” thuộc 12/14 công ty do Phạm Công Danh lập ra để lập hồ sơ khống vay tiền đã đồng loạt xin giảm nhẹ hình phạt vì nhiều lý do khác nhau.
Trong thời gian điều hành VNCB, Phạm Công Danh đã chỉ đạo cấp dưới thực hiện các hành vi phạm tội, gây tổng thiệt hại cho VNCB hơn 9.000 tỷ đồng. Tại phiên tòa sơ thẩm vào tháng 9.2016, TAND TP.HCM đã tuyên phạt Phạm Công Danh (52 tuổi, cựu Chủ tịch VNCB) mức án 30 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Cùng với hai tội danh này, Phan Thành Mai (45 tuổi, nguyên Tổng giám đốc VNCB) bị tuyên phạt 22 năm tù; Mai Hữu Khương (Giám đốc VNCB Chi nhánh Sài Gòn) bị tuyên phạt 20 năm tù; Hoàng Đình Quyết (nguyên Phó giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) bị tuyên phạt 19 năm tù. Còn 32 bị cáo khác liên quan đến vụ án này chịu mức án từ 3 năm tù cho hưởng án treo đến 9 năm tù. |
Theo Nguyễn Hữu (Dân Việt)
Tin cùng chuyên mục








-
Cảnh báo khẩn cho những ai đang "khoe ảnh nhà mình" trên Google Maps: Đừng trở thành nạn nhân (03/07)
-
Phí ra biển ôtô tăng lên 20 triệu đồng ở một số địa phương sau sáp nhập (03/07)
-
Bộ Công an thông tin vụ sữa giả Hiup và dầu ăn chăn nuôi dùng cho người (03/07)
-
Dân kêu hoá đơn tiền điện tăng mạnh, Điện lực Hà Nội nói gì? (03/07)
-
Bộ Y tế đề xuất thực phẩm bổ sung không còn được tự công bố (03/07)
-
Hiện trường ám ảnh vụ tai nạn cướp đi sinh mạng Diogo Jota: Chiếc xe Lamborghini biến dạng, vỡ vụn trên cao tốc (03/07)
-
Mẹ Hà Nội tố 1 trại hè thu phí gần 10 triệu nhưng con bị bắt nạt liên tục, phản hồi thiếu trách nhiệm? (03/07)
-
Sét đánh thẳng vào nhà dân ở Hà Nội, người đi đường thót tim kể lại khoảnh khắc tia lửa lóe sáng (03/07)
-
Người phát ngôn nói về đàm phán thuế đối ứng sau điện đàm Tổng Bí thư và Tổng thống Mỹ (03/07)
-
Tăng trưởng kinh tế cao nhất trong gần 20 năm (03/07)
Bài đọc nhiều




