Thế giới
27/08/2017 10:08Ấn Độ có thể bán cho Việt Nam tên lửa BrahMos II tầm bắn 600 km, tốc độ Mach 7?
Trong tương lai, tên lửa đối hạm siêu âm BrahMos được dự báo sẽ trở nên ngày càng nguy hiểm hơn.
Chưa dừng lại ở đó, khoảng 7 năm nữa, tên lửa BrahMos sẽ vươn với vận tốc kinh hoàng đó là Mach 7, thông số này đủ để khiến nó vượt qua mọi hệ thống phòng không hạm tàu tiên tiến nhất.
Ngoài tốc độ ấn tượng, tầm bắn của BrahMos cũng đã được cải thiện đáng kể. Hiện tại tên lửa đạt tầm xa 450 km, nhưng dự báo sẽ sớm chạm tới con số 600 km, tức là tương đương bản nội địa P-800 Oniks của Nga.
![]() |
Tên lửa BrahMos II sẽ là vũ khí chống hạm đáng sợ nhất thế giới |
Việt Nam - Ấn Độ là hai đối tác chiến lược toàn diện, có mối quan hệ hợp tác quốc phòng rất chặt chẽ, phía bạn từng nhiều lần tuyên bố sẵn sàng dành cho chúng ta những vũ khí tốt nhất, kể cả tên lửa BrahMos.
Vậy khi BrahMos II hoàn thành, Việt Nam có thể mua được phiên bản với đầy đủ sức mạnh?
Đáng tiếc rằng câu trả lời sẽ là không, nguyên nhân là do Ấn Độ đã tham gia Hiệp ước kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR), trong đó quy định cấm nhà sản xuất bán ra nước ngoài tên lửa có tầm bắn trên 300 km và mang đầu đạn trọng lượng vượt quá 500 kg.
Thời gian đầu tầm bắn của BrahMos chỉ là 290 km do Ấn Độ chưa tham gia MTCR nên bị Nga giới hạn tính năng của vũ khí này. Chỉ đến khi New Delhi chính thức phê chuẩn hiệp ước thì mới được "tháo khoán".
Việc sản xuất cũng như xuất khẩu BrahMos chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt của liên doanh trong đó có Moskva, nên loại trừ khả năng xuất hiện việc "đi đêm" để vượt rào nhằm cung cấp cho đồng minh thân thiết.
![]() |
Bản xuất khẩu của tên lửa BrahMos II sẽ có tầm bắn tối đa 300 km |
Nếu trong tương lai Ấn Độ đồng ý bán biến thể tên lửa chống hạm siêu thanh nâng cấp BrahMos II cho Việt Nam, chỉ có thể hy vọng rằng nó sẽ giữ nguyên được tốc độ tối đa Mach 7, còn lại viễn cảnh tầm bắn vượt ngoài 300 km là hoàn toàn bất khả thi.
Muốn nắm trong tay một vũ khí không bị giới hạn bởi hiệp ước MTCR, Việt Nam sẽ có hai con đường để đi: thứ nhất là tự nghiên cứu chế tạo một loại mới (có thể hợp tác với nước ngoài như mô hình liên doanh BrahMos Aerospace); hoặc mày mò "cải tiến" vũ khí mua về, khiến nó tiệm cận tính năng của phiên bản nội địa.
Theo Sao Đỏ (Soha.vn/Thời Đại)
Tin cùng chuyên mục








-
Bão Wipha có thể mạnh cấp 11-12 trên Biển Đông, khả năng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta (18/07)
-
Lộ EQ của Thủ khoa khối A00 Hiền Mai khi lên VTV, netizen: Tiểu thuyết còn không dám viết nữ chính cỡ này (18/07)
-
Bán kết 2 Sing! Asia: Phương Mỹ Chi ghi tỷ số sốc, 1 giám khảo quyết không vote cho đại diện Việt Nam! (18/07)
-
Bắt nữ quái 9X tung chiêu lừa đảo chiếm đoạt hơn 100 tỷ đồng một năm (18/07)
-
Cơ trưởng đã ngắt nhiên liệu động cơ trước khi máy bay hãng Air India gặp nạn (18/07)
-
Xoài Non khoe body sexy bỏng mắt, tình tứ với Gil Lê mặc kệ lùm xùm pass đồ (18/07)
-
Hàn Quốc ngày thứ 3 oằn mình trong mưa lũ lịch sử: Siêu thị, Starbucks ngập kinh hoàng, ô tô chỉ thấy nóc, 5.000 người bỗng "vô gia cư" (18/07)
-
Ông Trần Đức Thắng được giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (18/07)
-
Mất liên lạc 3 tháng, mẹ nghèo ngã quỵ nhận tin con trai tử vong ở Campuchia (18/07)
-
Nam sinh bị ung thư máu, sáng truyền hóa chất, tối miệt mài ôn thi, đạt 28 điểm khối A00 (18/07)
Bài đọc nhiều




