Thế giới
14/03/2017 09:20Bí mật phía sau cuộc khẩu chiến Hà Lan -Thổ Nhĩ Kỳ
Không chỉ có ở khu vực châu Á với chuyện giữa Malaysia và Triều Tiên mà ở châu Âu hiện cũng có chuyện gây sóng gió trong thế giới ngoại giao mà đỉnh điểm là quan hệ giữa Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ. Cả hai đều là thành viên Nato và Thổ Nhĩ Kỳ khao khát được kết nạp vào EU đã từ nhiều năm nay. Mối bất hoà hiện tại giữa hai nước bởi thế càng thêm phức tạp và nhạy cảm.
Người Thổ Nhĩ Kỳ biểu tình trước Lãnh sự quán Hà Lan ở Istanbul. |
Không chỉ riêng với Hà Lan mà còn với cả nhiều thành viên khác của EU như Đức, Pháp, Thuỵ Điển, Áo, Đan Mạch.... và cả với Thuỵ Sỹ không tham gia EU, Thổ Nhĩ Kỳ cũng có chuyện tương tự là chính khách và thành viên chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành những hoạt động tranh cử cho cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16.4 tới ở Thổ Nhĩ Kỳ về sửa đổi hiến pháp theo hướng chuyển thể chế nhà nước từ thủ tướng thực quyền sang cho tổng thống thực quyền, trong thực chất nhằm trao quyền hành tuyệt đối cho đương kim tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Có nước cho phép phía Thổ Nhĩ Kỳ vận động tranh cử trước công dân Thổ Nhĩ Kỳ ở châu Âu, có nước hạn chế và từ chối bằng lý do kỹ thuật. Chỉ có Hà Lan là hoàn toàn cấm.
Vì thế mới có chuyện chuyên cơ của bộ trưởng ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ không được phép hạ cánh xuống sân bay ở Hà Lan và bộ trưởng phụ trách các vấn đề gia đình của Thổ Nhĩ Kỳ đi đường bộ từ Đức sang Hà Lan không được vào Tổng lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ ở thành phố Rotterdam và bị áp tải dẫn đưa trở lại về Đức. Hai bên không chỉ khẩu chiến nhau quyết liệt mà còn ăn miếng trả miếng với nhau về ngoại giao. Hết doạ nhau lại đến răn đe, hết phong toả cơ quan đại diện ngoại giao lại đến trấn át người biểu tình phản đối. Hai bên chủ ý leo thang căng thẳng và đối đầu chứ không nhượng bộ và tìm cách hoà dịu. Trong khoảng thời gian rất ngắn, cặp quan hệ song phương này đã xấu đi nghiêm trọng cả trong thực chất lẫn danh nghĩa.
Nguyên nhân là cuộc trưng cầu dân ý ở Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 16.4 tới và cuộc bầu cử quốc hội ở Hà Lan vào ngày 15.3 này. Ông Erdogan cần lá phiếu của hàng triệu cử tri là người Thổ Nhĩ Kỳ ở nước ngoài để chắc chắn thắng cử chứ không tính đến để thắng lớn. Hiện tại chưa có gì đảm bảo là ông Erdogan sẽ giành được đa số trong cuộc trưng cầu dân ý này. Vì thế, cộng sự của ông Erdogan mới phải đổ xô đi vận động tranh cử ở châu Âu. Suy tính của ông Erdogan là nếu chính phủ các nước châu Âu để cho phía Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành vận động tranh cử thì sẽ cải thiện được cơ hội chiến thắng, còn nếu bị cự tuyệt như hiện tại ở Hà Lan thì sẽ đổ lỗi cho các nước Phương Tây này kỳ thị và thù địch với Thổ Nhĩ Kỳ và Đạo Hồi, gây dựng hình ảnh về tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan kiên cường bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ và Đạo Hồi trước sự thù địch của Phương Tây. Cho nên chính phủ các nước châu Âu hành xử kiểu gì thì ông Erdogan vẫn đều được lợi và một khi đã căng thẳng với các nước này thì càng căng thẳng, ông Erdogan càng được lợi.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte ở lần tổng tuyển cử này bị thách thức thực sự về quyền lực bởi thủ lĩnh cánh cực hữu và dân tộc chủ nghĩa cực đoan ở Hà Lan Geert Wilders. Khả năng ông Rutte bị mất quyền về tay ông Wilders ở lần bầu cử quốc hội này hiện đang rất lớn. Cho nên ông Rutte có nhu cầu chứng tỏ là nhà lãnh đạo bản lĩnh và quyết đoán, cứng rắn và mạnh mẽ. Yêu cầu của phía Thổ Nhĩ Kỳ được tiến hành vận động tranh cử ở Hà Lan là cơ hội vô cùng thuận lợi để ông Rutte thể hiện và đã được ông Rutte nhanh chóng tận lợi triệt để. Cho nên phía Thổ Nhĩ Kỳ càng làm găng và sử dụng những ngôn từ càng thái quá thì ông Rutte càng dễ ứng xử và dễ vận hành vụ việc diễn biến theo chiều hướng có lợi nhất cho mình.
Ông Wilders cũng được lợi nhiều từ cuộc đụng độ giữa chính phủ hai nước mà gần như không phải làm gì. Ông Rutte thắng ông Erdogan thì ông Wilders coi đấy là sự xác nhận tính đúng đắn của những quan điểm chính sách của mình. Còn nếu ông Rutte thua ông Erdogan thì ông Wilders sẽ dân tuý hoá điều ấy theo hướng là chỉ mình mới có khả năng bảo vệ Hà Lan trước những mưu tính của Thổ Nhĩ Kỳ.
Cả ba đều vì mưu tính quyền lực trước mắt mà bất chấp tất cả.
Theo Lư Phổ Ân (Dân Việt)
Tin cùng chuyên mục








-
Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai" (19/07)
-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
-
Nhiều chuyến bay không thể cất - hạ cánh ở Nội Bài, Cát Bi (19/07)
-
Mưa to, gió lớn ở Hà Nội và nhiều địa phương phía Bắc có phải do ảnh hưởng bão số 3? (19/07)
-
Clip hiện trường vụ lật tàu ở vịnh Hạ Long khiến hàng chục người chết và mất tích (19/07)
Bài đọc nhiều




