Thế giới

Cháy rừng ở Indonesia: Thảm họa nhân tạo tồi tệ nhất

Giáo sư Eric Meijaard thuôc Đại học Queensland (Úc) gọi vụ cháy rừng ở Indonesia khiến khói mù bao phủ khắp các nước Đông Nam Á gần đây là thảm họa nhân tạo tồi tệ nhất từ trước đến nay, gây ảnh hưởng xấu đến gần 40 triệu người.

Giáo sư Eric Meijaard thuôc Đại học Queensland (Úc) gọi vụ cháy rừng ở Indonesia khiến khói mù bao phủ khắp các nước Đông Nam Á gần đây là thảm họa nhân tạo tồi tệ nhất từ trước đến nay, gây ảnh hưởng xấu đến gần 40 triệu người.

Chỉ trong vòng 26 ngày bắt đầu từ tháng 9.2015, những vụ cháy rừng ở Indonesia đã tạo ra một lượng khí thải CO2 lớn hơn cả lượng khí thải nhà kính của toàn nước Mỹ.

Ông Meijaard cũng cảnh báo mức độ ô nhiễm khí CO2 do các vụ cháy rừng ở Indonesia đã vượt quá mức cho phép.

Với tư cách người điều phối dự án bảo vệ môi trường Borneo Futures, giáo sư Meijaard cho biết “thảm họa này không phải chỉ đem lại bệnh tật và chết chóc cho hàng trăm ngàn người, mà còn khiến nền kinh tế Indonesia thiệt hại nặng nề”.

Trong gần hai tháng qua, khói từ hàng ngàn vụ cháy do nông dân Indonesia đốt rừng phát hoang đã bao phủ khắp nơi, không chỉ Indonesia mà còn cả Singapore và Malaysia, khiến nhiều trường học phải đóng cửa, các chuyến bay cũng như nhiều sự kiện quốc tế bị hủy.

Cuối tuần trước, khói bụi đã lan tới miền Nam Thái Lan, gây ra mức ô nhiễm kỉ lục tại đây, khiến giám đốc Văn phòng quản lý môi trường miền Nam Thái Lan Halam Jemarican phải gọi thảm họa này là “một cuộc khủng hoảng”.

Thậm chí, khói bụi đã bao phủ Brunei và lan tới Campuchia, Philippines và Việt Nam.

Theo Viện tài nguyên thế giới cho biết, chỉ trong vòng 26 ngày bắt đầu từ tháng 9.2015, những vụ cháy rừng ở miền Nam Sumatra, trung tâm và miền nam Kalimantan đã tạo ra một lượng khí thải CO2 lớn hơn cả lượng khí thải nhà kính của toàn nước Mỹ.

Vào ngày 24.10, phía Indonesia cho biết họ đang chuẩn bị tàu chiến để di tán người dân, trong đó có trẻ em ra khỏi những vùng có nguy cơ bị ngạt khói.

Tuy nhiên, theo giáo sư Meijaard, chính phủ nước này vẫn đưa nhận ra mức độ nghiêm trọng của thảm họa.

“Chỉ có vài máy bay trực thăng, máy bay chữa cháy và một số lượng ít mặt nạ phòng độc, ngoài ra cũng họ cũng chỉ đào những kênh dẫn nước nhỏ để dập lửa. Chính quyền chỉ có thể làm được vậy thôi sao?”, ông Meijaard cho biết.

Giáo sư Meijaard cho rằng những hành động cứu nạn của chính quyền là rất mờ nhạt, và không tập trung.

“Tại sao không đưa binh lính đến để tập trung giải quyết các đám cháy?”, giáo sư Meijaard thắc mắc.

Theo giáo sư Meijaard đánh giá, thảm họa này đáng được gọi là “tội ác môi trường khủng khiếp nhất của thế kỷ 21”.

“So với thảm họa cháy rừng đang diễn ra ở Indonesia hiện nay thì sự cố tràn dầu ở Vịnh Mexico của hang BP năm 2010 không đáng là gì cả.

 Mặc dù theo luật pháp Indonesia, đốt rừng không phạm pháp, nhưng nó gây nguy hiểm đến tính mạng hàng tỷ người, hủy hoạt rừng và động vật hoang dã và đe dọa môi trường toàn cầu, do đó đây không còn là một thảm họa nữa mà là một tội ác môi trường”, ông Meijaard cho biết.

Ngoài ra, giáo sư còn kêu gọi chính phủ ban hành lệnh cấm đốt rừng, cải thiện khả năng cứu hỏa và cấm các chương trình trồng trọt trên đất than bùn.

“Nếu chính quyền Indonesia quan tâm đến người dân của mình, đến nền kinh tế, đến các động vật hoang dã và nhiều người dân khác trên toàn thế giới thì họ phải hành động nhiều hơn nữa”, theo giáo sư Meijaard.
 
>> Cháy rừng ở Indonesia khiến hàng nghìn người Malaysia, Singapore ngã bệnh
>> Cháy rừng dữ dội tại California, gần 3.000 người phải sơ tán

Theo Cẩm Bình (một Thế Giới)