Thế giới
30/06/2016 09:47Indonesia tiếp tục cứng rắn ở biển Đông
Tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm 29-6 ra lệnh mở rộng hoạt động thăm dò khai thác dầu khí và đánh bắt cá ở vùng biển gần quần đảo Natuna.
Phát biểu trong cuộc họp nội các thảo luận về việc phát triển khu vực quần đảo này, ông Widodo cho biết: “Trong số 16 lô khí đốt quanh Natuna chỉ có 5 vị trí được khai thác. Chúng tôi muốn đẩy nhanh việc khai thác các lô này".
Khu mỏ ở Đông Natuna được cho là một trong năm mỏ có trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới chưa được khai thác. Ông Rizal Ramli, bộ trưởng phối hợp về các vấn đề hàng hải, cho biết: “ Về cơ bản, chúng tôi muốn khu mỏ ở Natuna trở thành trung tâm khai thác sản xuất khí đốt và các ngành công nghiệp liên quan”.
![]() |
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (áo trắng, giữa) trong một cuộc họp nội các trên tàu chiến ra quần đảo Natuna hồi tuần trước. Ảnh: katadata |
Ngoài ra, chính phủ Indonesia còn muốn phát triển ngành công nghiệp đánh bắt cá ở Natuna. Ông Widodo cho rằng sản lượng đánh bắt cá xung quanh Natuna mới chỉ đạt khoảng 9% so với tiềm năng. Indonesia đã tăng cường tuần tra quanh quần đảo Natuna sau một loạt vụ “chạm trán” giữa tàu hải quân nước này và tàu cá Trung Quốc trong khu vực thời gian qua.
Cùng ngày, chính phủ Indonesia cảnh báo các tàu cá nước ngoài có ý định xâm phạm lãnh hải nước này để đánh bắt trái phép. Tổng thống Widodo nhấn mạnh sẽ áp dụng các biện pháp nghiêm khắc đối với những kẻ xâm nhập lãnh thổ Indonesia.
Nhà lãnh đạo này cũng tiết lộ chính quyền Jakarta đã tăng cường nỗ lực nhằm ngăn chặn các vụ vi phạm như thế trên biển, trong đó có việc thành lập lực lượng đặc nhiệm Satgas 115 để đối phó với các hoạt động tội phạm.
Indonesia đến nay đã đánh chìm 162 tàu nước ngoài do đánh bắt trái phép. Bộ trưởng Thủy sản Susi Pudjiastuti cho biết hầu hết các tàu này đến từ Malaysia, Philippines, Thái Lan... Theo quan chức này, tháng tới sẽ có thêm 30 con tàu khác bị đánh chìm vì xâm phạm lãnh thổ Indonesia.
Ông Widodo cho biết hơn 5.400 con tàu khai thác trái phép tài nguyên ở vùng biển Indonesia mỗi năm gây thiệt hại lớn đối với nền kinh tế của đất nước có 17.500 đảo.
Trong khi đó, Bộ trưởng An ninh Luhut Pandjaitan nhấn mạnh: "Chúng tôi không công nhận đường lưỡi bò cũng như cái mà họ gọi là ngư trường truyền thống. Natuna là lãnh thổ của chúng tôi. Chúng tôi muốn ổn định trong khu vực".
Theo Xuân Mai (Nld.com.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Lật tàu trên vịnh Hạ Long khiến 3 nạn nhân tử vong, 40 người mất tích (19/07)
-
Concert quy tụ anh tài - chị đẹp sập sân khấu trước giờ G, bão lốc nguy hiểm khiến BTC phải đưa ra thông báo gấp! (19/07)
-
Mưa giông bất ngờ ở Hà Nội: Tôn bay, kính vỡ, người đi xe máy bị hất văng (19/07)
-
Bão Wipha lao thẳng Philippines khiến gần 100.000 người ảnh hưởng, Hong Kong dự kiến nâng mức cảnh báo (19/07)
-
Quảng Ninh xuất hiện giông mạnh kèm mưa đá, sấm sét, xe cộ 'chết cứng' trên đường (19/07)
-
TRỰC TIẾP U23 Việt Nam 3-0 U23 Lào: Trung vệ cao 1m84 ghi liền 2 bàn thắng (19/07)
-
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII (19/07)
-
Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (19/07)
-
Tiệm gấu bông "xấu lạ" thông báo dừng hoạt động (19/07)
-
Chuyên gia nhận định mới nhất về bão số 3, diễn biến đợt mưa rất lớn ở miền Bắc (19/07)
Bài đọc nhiều




