Thế giới

Mỹ chế tạo súng trường tự động tìm mục tiêu

Phòng thí nghiệm của Lầu Năm Góc đang chế tạo hệ thống cảm biến đặc biệt tự động tìm mục tiêu lắp trên súng trường tấn công cho phép người lính bắn trúng mà không cần ngắm.

Phòng thí nghiệm của Lầu Năm Góc đang chế tạo hệ thống cảm biến đặc biệt tự động tìm mục tiêu lắp trên súng trường tấn công cho phép người lính bắn trúng mà không cần ngắm.

Terence Rice, nhà nghiên cứu thuộc ARDEC nói: “Khi bạn muốn bắn trúng mục tiêu, bạn phải xem xét loại súng, đạn dược, cự ly, môi trường cũng như khả năng thiện xạ của người bắn. Chúng tôi đang lựa chọn sử dụng cảm biến, máy tính để nhắm mục tiêu nhanh và chính xác hơn”.

Giải pháp công nghệ mới được trình bày tại triển lãm Pentagon Lab Day diễn ra vào ngày 18/5. Tại triển lãm, ARDEC đã giới thiệu mô hình súng trường tấn công M4 gắn trên bộ kết nối đặc biệt gồm cảm biến, giá đỡ có thể khóa mục tiêu trong các tình huống phức tạp nhất. Giá đỡ có bộ phận thủy lực để điều chỉnh súng hướng theo mục tiêu mà cảm biến tìm được. Công việc của người lính chỉ việc kéo cò.

Trong quá trình chiến đấu, người lính sẽ hướng súng về phía trước như thông thường, hệ thống cảm biến kết hợp máy tính sẽ tìm kiếm và ngắm mục tiêu mà người lính có thể bỏ sót. Khi người lính khai hỏa, hệ thống điều khiển hỏa lực sẽ tính toán các tham số để hướng viên đạn trúng mục tiêu với độ chính xác cao.

My che tao sung truong tu dong tim muc tieu hinh anh 1

Hệ thống cảm biến mới có thể biến những người lính bình thường thành các tay súng xuất sắc. Ảnh: Washtimes.

Ông Rice hy vọng công nghệ mới sẽ biến người lính bình thường thành những tay súng xuất sắc, ngay cả trong trường hợp họ không ngắm được mục tiêu. Giải pháp công nghệ này làm giảm sai lầm của người lính trong quá trình chiến đấu.

Hệ thống đặc biệt này đang trong giai đoạn thử nghiệm, quân đội bày tỏ sự quan tâm áp dụng giải pháp công nghệ này cho các thủy thủ, lính xe tăng và phi công. Ông Rice tin rằng nó sẽ sớm được áp dụng đại trà cho binh lính.

Giải pháp công nghệ này có thể áp dụng cho súng cỡ đạn 5,56 mm hoặc 7,62 mm thậm chí cả 12,7 mm. Trong khi công nghệ mới khá hấp dẫn, nó cũng đặt ra câu hỏi phức tạp, liệu việc đào tạo binh sĩ trong tương lai có cần thiết khi công nghệ này được áp dụng.

Công nghệ này có thay thế được người lính bắn tỉa. Carlos Hathcock II, xạ thủ kỳ cựu của Thủy quân lục chiến Mỹ, người thành lập Trường huấn luyện bắn tỉa ở Quantico, Virginia phản đối hệ thống mới có thể thay thế lính bắn tỉa.

Hệ thống mới có thể không thay thế được người lính bắn tỉa nhưng có thể cải thiện hiệu suất chiến đấu cho người lính trên chiến trường, nhờ việc ngắm mục tiêu chính xác và nhanh hơn.

Súng phóng lựu thông minh XM25 bắn đạn được lập trình nổ trên không để tiêu diệt bộ binh nấp sau hầm hào, công sự.

Theo Quốc Việt (Tri Thức Trực Tuyến)