Thế giới

Mỹ lo bị hơn 1.000 máy bay Trung Quốc áp đảo

Theo National Interest, để giữ vững ngôi đầu trong khi ngân sách dành cho quốc thu hẹp, Mỹ đang phải "lên đời" cho những vũ khí cũ.

Theo National Interest, để giữ vững ngôi đầu trong khi ngân sách dành cho quốc thu hẹp, Mỹ đang phải "lên đời" cho những vũ khí cũ.

Theo chuyên gia phân tích quốc phòng Dave Majumdar của National Interest, ngoài chương trình tích hợp thêm tính năng diệt hạm cho tên lửa Tomahawk và SM-6, Mỹ còn đang xem xét khái niệm “kho vũ khí bay” nhằm khắc phục một trong những vấn đề nan giải nhất của quân đội Mỹ là “thiếu hụt về lượng” so với lực lượng đông đảo hơn rất nhiều của các đối thủ tại Đông Âu và châu Á - Thái Bình Dương.

Tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ có khoảng 350 máy bay chiến đấu tàng hình và tất cả chỉ mang số lượng giới hạn vũ khí để duy trì khả năng tàng hình lẫn chiến đấu cơ động.

Chính vì vậy, trong trường hợp giả định xảy ra chiến tranh ở Thái Bình Dương, chẳng hạn như liên quan đến Biển Đông hoặc Đài Loan, chiến đấu cơ Mỹ sẽ bị áp đảo bởi hơn 1.000 máy bay Trung Quốc.

Vì thế, ý tưởng của “kho vũ khí bay” là tận dụng các oanh tạc cơ cỡ lớn đời cũ như B-52 và B-1 mang thật nhiều vũ khí hạng nặng phối hợp tấn công với F-22 và F-35.

Máy bay trinh sát U-2 trong Không quân Mỹ.


Cụ thể, các tiêm kích F-22 và F-35 sẽ tận dụng ưu thế tàng hình cơ động để xâm nhập chiến trường, phát hiện, chỉ thị mục tiêu cho oanh tạc cơ bay ở khoảng cách an toàn phía sau. Do đã được đội chiến đấu cơ đi theo bảo vệ nên B-52 và B-1 không cần thiết phải trang bị công nghệ tàng hình.

Tất cả những gì oanh tạc cơ cần là mang theo thật nhiều vũ khí và tấn công những mục tiêu được chỉ thị. Theo chuyên san Aviation Week, không quân Mỹ hiện có hơn 130 oanh tạc cơ đời cũ và mỗi chiếc mang được khoảng 35 tấn vũ khí đạn dược.

Ngoài ra, do sự eo hẹp về ngân sách dành cho quốc phòng khiến Mỹ vẫn phải tiếp tục sử dụng những phương tiện và vũ khí có thời gian hoạt động cả nửa thế kỷ. Theo đó, phi cơ do thám U-2 cũ kỹ sẽ được Mỹ cho kéo dài thời gian phục vụ trong Không quân Mỹ tới năm 2025.

Trong khi đó, một chương trình cải biến công năng khác là nâng cấp các thế hệ súng hải quân và súng bắn đạn trái phá (howitzer) của bộ binh, để cả hai dòng vũ khí này có thể bắn hạ tên lửa tầm xa.

Theo đó, Lầu Năm Góc sẽ “chế biến” lại đạn siêu tốc được thiết kế cho vũ khí điện từ để phù hợp với phiên bản howitzer Paladin của lục quân và súng 5 inch có trên mọi tàu khu trục và tàu tuần duyên của Mỹ.

Dự kiến, hệ thống vẫn chưa đặt tên sẽ biến hàng trăm khẩu súng hiện có trở thành vũ khí tiêu diệt đầu đạn tên lửa đạn đạo di chuyển với tốc độ cực nhanh.

Nga đứng đầu thế giới

Trong khi những vũ khí cũ của Mỹ được lên đời vẫn chưa được kiểm chứng về sức mạnh thì Nga đã "chớp thời cơ" vươn lên ngôi đầu đầy ngoạn mục.

Theo tạp chí Tiêu điểm (Đức) nêu trong một bài viết gần đây cho biết, Nước Nga dần trở nên mạnh mẽ và trong một số lĩnh vực, thậm chí người Nga vượt mặt người Mỹ. Tờ báo nhắc đến bảng xếp hạng Power Index được biên soạn bởi trang Global Firepower (GFP).

Máy bay Tu-22M3 với đạn tên lửa Kh-22 - loại vũ khí được coi khắc tinh của tàu sân bay Mỹ.


Việc xếp hạng dựa trên hơn 50 yếu tố, bao gồm ngân sách quân sự, quân lực sẵn có và tổng số lượng phần cứng quân sự mà mỗi quốc gia sở hữu trong kho vũ khí. Năng lực hạt nhân không được tính. Theo xếp hạng GFP Power Index chỉ số 0,1865, Nga xếp thứ 2 trong tổng số 126 quốc gia, Mỹ vẫn đứng đầu (0,1663)

Tuy nhiên, có bất ngờ lớn: Ở một số hạng mục, Nga vượt trội hơn Mỹ, quốc gia có ngân sách quân sự 581 tỷ USD nhiều hơn so với mọi quốc gia khác. Đem so sánh, ngân sách quân sự Nga chỉ có 46,6 tỷ USD, kém Mỹ đến 12 lần.

Trung Quốc đứng thứ 2 về chi tiêu quốc phòng, với 155,6 tỷ USD, Saudi Arabia xếp thứ 3 với mực chi 56,7 tỷ USD. Vương quốc Anh xếp thứ 4 với 55 tỷ USD/năm.

Nga hiện xếp ở vị trí số 1 về xe tăng: Nga hiện có 15.398 xe tăng, được xếp hàng đầu so với Mỹ chiếm vị trí thứ 3 với 8.848 xe tăng. Nga còn xếp trên Mỹ về pháo tự hành: Nga có 5.7972 khẩu pháo tự hành so với Mỹ chỉ có 1.934 khẩu pháo thuộc hạng 4.

Tiếp theo là hệ thống tên lửa đa năng (MLRS): Nga có 3.793 hệ thống MLRS so với Mỹ đứng thứ 6 trong hạng mục này chỉ có 1.331. Tiếp theo là pháo cao xạ: Nga có 4.625 khẩu, xếp thứ 4 trong hạng mục này so với Mỹ có 1.299 khẩu, đứng thứ 12. Chiếm lĩnh vị trí này là Ấn Độ có 7.414 khẩu và Trung Quốc ở vị trí thứ 2 với 6.246 khẩu.

Về Hải quân: Nga hiện có 1.143 soái hạm, Mỹ có 393 soái hạm. Tính về sức mạnh hạm đội, chiến thuyền hộ tống cỡ nhỏ, Nga hiện không có đối thủ khi có 81 chiếc so với Mỹ chưa sản xuất được chiếc nào.

Ngoài ra, Nga cũng vươ]tj Mỹ về các loại bom: Nga hiện có 45 loại bom, chủ yếu là bom dẫn đường thông minh so với Mỹ chỉ có 11 loại được xếp thứ 12.

Power Index cũng đưa ra sự so sánh đầy thú vị phi quân sự giữa Nga và Mỹ. Chẳng hạn nợ nước ngoài của Nga ít rất nhiều so với Mỹ theo tính toán ngàn tỷ USD.

Như vậy, xét tổng thể về chi phi ngân sách quốc phòng, phần cứng quân sự, sức mạnh công nghệ, vũ khí và quân số thường trực, quân đội Nga mạnh nhất thế giới.

Theo Chúc Sơn (Đất Việt)