Thế giới
11/05/2023 11:03Nam tài xế bị công ty sa thải vì không quảng cáo về nơi làm việc lên trang cá nhân
Cụ thể, năm 2022, Tòa án Nhân dân trung cấp số 3 Trùng Khánh đã phát hiện ra rằng một tài xế họ Trần (Chen) đã bị sa thải vì từ chối chia sẻ các bài báo đăng trên tài khoản WeChat của bệnh viện lên tài khoản WeChat cá nhân của anh ta.
Tòa án đã yêu cầu một bệnh viện phụ sản ở Trùng Khánh (Trung Quốc) bồi thường cho tài xế họ Trần khoảng 60.000 NDT (203 triệu đồng) vì đã chấm dứt hợp đồng bất hợp pháp. Trước đó, điều tra của tòa án cũng cho biết anh Trần đã bị phạt 10.000 NDT (gần 34 triệu đồng) vì từ chối chia sẻ các bài viết đăng trên tài khoản WeChat của bệnh viện lên trang cá nhân và sau đó anh bị sa thải vì “vi phạm các quy tắc” và “không hoàn thành nhiệm vụ”.
“Nội dung được đăng tải trên WeChat Moments phải là quyết định độc lập của người dùng, người sử dụng lao động không được can thiệp bất hợp pháp”, phán quyết của tòa án lưu ý.

Sau khi Tòa án Tối cao trùng Khánh chọn đây là trường hợp tham khảo vào ngày 28/4, vụ việc đã thu hút sự chú ý và dấy lên cuộc tranh luận của cư dân mạng về việc nhân viên bị buộc phải chia sẻ nội dung liên quan đến công việc lên tài khoản mạng xã hội cá nhân của họ.
Trong hệ thống pháp luật của Trung Quốc, các vụ án mang tính bước ngoặt được các tòa án lựa chọn và công bố là “các vụ án tiêu biểu” nhằm giáo dục người dân tốt hơn. Vụ án đã khơi lại những tranh luận về thực trạng nhiều nhân viên đã bị buộc phải quảng bá công ty trên tài khoản cá nhân của họ.
“Sếp của tôi yêu cầu quản trị viên kiểm tra xem tôi có đăng nội dung như vậy hàng ngày hay không. Tôi phải đối mặt với việc bị cắt giảm 50 NDT (gần 170.000 đồng) mỗi khi từ chối đăng bài”, một người dùng cho biết trên Weibo, đồng thời cho biết thêm rằng sếp của cô ấy coi các tài khoản mạng xã hội cá nhân như một kênh quảng cáo cho các sản phẩm của công ty..
Một người khác đặt câu hỏi: “Ranh giới giữa công việc và cuộc sống là gì?”.
Đây không phải lần đầu tiên vấn đề các công ty ở Trung Quốc yêu cầu nhân viên quảng bá trên trang cá nhân của họ bị chỉ trích. Trước đó, hồi năm ngoái một nhân viên bán hàng đang trong thời gian thử việc ở tỉnh Tứ Xuyên được yêu cầu trả cho công ty hơn 3.000 NDT (khoảng 10,1 triệu đồng). Công ty trích dẫn một yêu cầu nội bộ cho biết nhân viên phải đăng ít nhất 50 bài đăng liên quan tới công việc mỗi tháng trên mạng xã hội, hoặc trả 50 NDT cho mỗi lần từ chối đăng bài.
Phát biểu với truyền thông, Hồ Tân Hồng (Hu Xinhong), một nhà bình luận công chúng cho rằng những vụ việc lặp đi lặp lại như vậy xuất phát từ việc các công ty phớt lờ quyền lợi của người lao động.
Bình Minh (SHTT)
Tin cùng chuyên mục








-
Sốc: Nữ vận động viên 25 tuổi bị cha ruột bắn tử vong (12/07)
-
Càng tiêu nhiều tiền vào 3 thứ này, càng chứng tỏ bạn yếu đuối (12/07)
-
VF3 trở thành mẫu xe bán chạy nhất của VinFast, hơn 120 xe "lăn bánh" mỗi ngày (12/07)
-
Máy bay hỗn loạn vì nhóm fan cuồng xông vào khoang thương gia “săn” thần tượng, 3 tiếp viên chật vật van xin (12/07)
-
Bất ngờ: Facebook bị "réo tên" trong top ứng dụng người Việt muốn xóa nhiều nhất (12/07)
-
Rầm rộ hình ảnh chưa từng công bố của Thuỳ Tiên trước khi bị bắt tạm giam (12/07)
-
Đang tìm kiếm thanh niên nhảy cầu, công an phát hiện cảnh bất ngờ bên bờ sông (12/07)
-
Hai anh em ruột bị đâm chết trên bàn nhậu ở Đồng Tháp (12/07)
-
Nam thanh niên làm "logo sống" đọc sách trên cao hút du khách: Công việc kỳ lạ, lương cao ngất ngưởng không ngờ (12/07)
-
Tranh cãi việc đỗ xe chưa đè lên miệng cống thoát nước vẫn bị CSGT xử phạt (12/07)
Bài đọc nhiều




