Thế giới

Những điều ít biết về đội cận vệ của Giáo hoàng

Đội cận vệ Thụy Sĩ của Giáo hoàng được Đức Giáo hoàng Julian II, trị vì Vatican thế kỷ 16 thành lập ra.

Đội cận vệ Thụy Sĩ của Giáo hoàng được Đức Giáo hoàng Julian II, trị vì Vatican thế kỷ 16 thành lập ra.
Không chỉ là quốc gia nhỏ nhất thế giới, diện tích chưa đầy 44 hécta, Vatican còn là một quốc gia có chủ quyền nằm gọn trong lòng Roma, và sở hữu rất nhiều kỷ lục đáng nể nay vẫn chưa bị xô đổ, trong đó có Đội cận vệ Thụy Sĩ của Giáo hoàng.
 
Với trên 500 năm tồn tại, đội quân ít ỏi gồm những người lính tình nguyện đến từ Thụy Sĩ là những người đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ Vatican. Mặc dù các đơn vị vệ binh vẫn mang trang phục quân sự theo phong cách có từ thế kỷ 16, nhưng lại rất uy nghi, tạo ra đội quân đặc biệt, có tên Đội cận vệ Thụy Sĩ của Giáo hoàng, một trong những đội quân tinh nhuệ "đặc biệt" nhất xưa và nay, gọi tắt là SG.
 
Theo nguồn tin lan truyền khắp thế giới hồi đầu tháng 12/2014, Đức Giáo hoàng  Francis đã sa thải chỉ huy trưởng SG Thụy Sĩ gồm 135 người, Đại tá Daniel Rudolf Anrig do không hoàn thành nhiệm vụ. Theo bài báo công bố trên tờ National Post của Canada, Đức Giáo hoàng Francis đã không hài lòng về phong cách lãnh đạo của vị chỉ huy 42 tuổi người Thụy Sĩ nói tiếng Đức này .
 
Có tin đồn, Giáo hoàng không hài lòng việc binh sĩ phải đứng gác hàng giờ mà không nghỉ giải lao. Những người bên trong Vatican tiết lộ, sau một cuộc gặp gỡ buổi sáng sớm với một quân nhân đứng gác mệt mỏi, Giáo hoàng Francis đã cho gọi người lính gác này lại, yêu cầu ngồi và lấy cho anh ta một ly cà phê sữa.
 
Nhân sự kiện trên trang tin Militaryhistorynow của Mỹ đã cập nhật những điều ít biết về đội quân độc nhất vô nhị này.
 
1. Đội quân lính đánh thuê Thụy Sĩ 100%
 

Đội vệ binh trên 500 tuổi của Đức Giáo hoàng.

 
Đức Giáo hoàng Julian II, trị vì Vatican thế kỷ 16 mà hậu thế gọi là Giáo Hoàng chiến binh (Warrior Pope), là người thành lập ra Đội cận vệ Thụy Sĩ của Giáo hoàng (Pontifical Swiss Guard) tồn tại trong suốt cuộc chiến tranh Italia dài sáu thập kỷ.
 
Đức Thánh Cha 60 tuổi đã tìm cách bảo vệ chế độ chống lại giáo chủ hồng y đối thủ bằng cách tăng cường trung đoàn vệ binh có vũ trang riêng, lực lượng nói trên tồn tại cho đến ngày nay.
 
2. Đội quân có từ thời Phục Hưng
 
 
Do thời gian quyền bính của Julian II ngày càng nối dài nên đội quân lính đánh thuê Thụy Sĩ đã kiếm bộn tiền trong các trận đánh vô tận ở châu Âu, theo đúng nghĩa đen làm cho nhiều người bị thiệt mạng. Số sống sót cố gắng tìm kiếm công việc ít nguy hiểm hơn, làm bảo vệ cho các quốc vương ở nước ngoài.
 
Ngay từ năm 1480, 100 lính đánh thuê của SG từng là vệ sĩ riêng cho vua Pháp Louis XI, đội quân này tồn tại đến khi cuộc Cách mạng Pháp kết thúc nhưng trong giai đoạn từ giữa thế kỷ 15 đến thế kỷ 19, SG còn xuất hiện cả ở Sardinia, Phổ, Hà Lan, Áo và đầu quân cho cả Vatican.
 
3. Đội quân cổ xưa nhất của nhân loại
 

Đội quân SG từng là vệ sĩ riêng cho vua Pháp Louis X

 
Ngoài Trung đoàn bộ binh Thượng cổ của Hoàng Đế Tây Ban Nha 1 được thành lập năm 1248, Đội cận vệ SG của Đức Giáo Hoàng Vatican là quân đội phục vụ lâu nhất trong lịch sử của nhân loại. Hiện vẫn đang tồn tại, thực hiện hàng loạt các nhiệm vụ nghi lễ trong tòa thánh Vatican, đặc biệt là công tác bảo vệ, gồm 99 đàn ông, 35 sĩ quan và hạ sĩ quan, với nhiệm vụ chính là bảo vệ giáo hoàng.
 
4. Cấm lính đánh thuê Thụy Sĩ
 

Đồng phục của SG

 
Năm 1874, hiến pháp Thụy Sĩ đã được sửa đổi để cấm thanh niên Thụy Sỹ làm lính đánh thuê cho các cường quốc nước ngoài. Đến năm 1927, Thụy Sĩ còn cấm cả công dân Thụy Sĩ tham gia quân đội của các quốc gia khác. Điều thú vị là, đội cận vệ Thụy Sĩ của Giáo hoàng lại được miễn trừ khỏi các hạn chế mới này.
 
5. Giáo hoàng còn có đội vệ sĩ khác ?
 
 
Đội vệ binh SG của Vatican nổi tiếng nhất trong lịch sử, đội quân này đã hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ giáo hoàng qua nhiều thế kỷ. Ngoài SG, còn có đội cận vệ Palatine Guard, gồm các tay súng tình nguyện được thành lập năm 1850 bởi các công dân của Thành quốc Vatican.
 
Và đội cận vệ Noble Guard, một đơn vị kỵ binh của Italia, được lập vào năm 1801 để đi cùng với giáo hoàng mỗi khi đi công cán. Cả hai đơn vị nghi lễ này đã được giải tán vào năm 1970, chỉ giữ lại SG.
 
6. Trang phục thể hiện sức mạnh
 

Kích- vũ khí đáng nể của SG

 
Kỳ lạ thay, màu xanh, màu đỏ và màu cam trong đồng phục sọc của đội cận vệ SG dường như là một sáng tạo khá mới. Rộng thùng thình cả quần lẫn áo mà có thông tin được thiết kế vào năm 1914, lấy cảm hứng từ trang phục nguyên thủy của SG có từ thế kỷ 16.
 
Tất cả đều đồng bộ, mỗi chi tiết đã được điều chỉnh cẩn thận để phù hợp với cơ thể của từng người. Đặc biệt hơn là chiếc mũ màu đen lớn mang phong cách mũ bảo hiểm morian lại có từ thời Phục Hưng.
 
7. Trang bị vũ khí của SG
 

Những vũ khí mới của SG

 
Nổi tiếng nhất trong số các phương tiện của SG là ngoài trang phục còn có chiếc kích, một loại vũ khí khét tiếng có từ thời Trung Cổ. Dài trên 2m , kết hợp thép rìu ở đầu, chóp mũi hình giáo mác. Đây là loại vũ khí xuất hiện lần đầu ở châu Âu thồi kỷ thứ 14, nhất là trên các chiến trường cuối thời Trung Cổ.
 
Những năm cuối thế kỷ 19 và đầu 20, nhân viên SG còn có thêm súng bắn tỉa, như K98 Mauser của Đức, và súng lục tự động.
 
Sau này các vệ binh SG còn được huấn luyện dùng súng tiểu liên SIG. Và hiện nay, SG còn có quyền cập nhật dùng loại vũ khí nhỏ gọn như súng tự động như HK MP-5 và Steyr TMP, hoặc súng ngắn SIG Glock.
 
8. Vệ binh SG từng tham gia huyết chiến ?
 

Tân binh SG

 
Mặc dù hiếm khi được "cổ vũ" chiến đấu, nhưng các đơn vị của SG luôn sẵn sàng và đã từng lâm trận. Ví dụ, năm 1527, Hoàng đế Charles V đã phái một đội quân 20.000 người sang Rome để lật đổ chính quyền Italia và lật đổ Giáo hoàng Clement VII, 147 vệ binh SG đã tổ chức một lực lượng để bảo vệ Vương Cung Thánh Peter.
 
Những người lính can đảm này đã giữ chân kẻ thù trong thời gian đủ để các giáo hoàng và một đoàn tùy tùng 42 cận vệ trốn thoát an toàn. Tất cả những người còn lại cuối cùng đã bị tàn sát. Trong số những người thiệt mạng có cả chỉ huy cao cấp của SG.
 
9. Nếu bạn muốn trở thành nhân viên của SG ?
 

Chỉ huy trưởng SG Alois Estermann và vợ Gladys Meza bị sát hại hồi tháng 5/1998

 
Theo quy định hiện tại, chức danh SG đã được mở rộng cửa cho mọi công dân nam Công giáo Thụy Sĩ, những người đã hoàn thành huấn luyện quân sự thông thường. Ứng viên phải cao ít nhất 5-foot-8-inch (trên 1m72), tuổi từ 19 và 30.
 
Khi được chấp nhận, ứng viên phải tuyên thệ "trung thành, trung thành và phục vụ một cách tôn kính" cho Đức Giáo Hoàng và người thừa kế của ông, "hy sinh nếu cần thiết cuộc sống bản thân để bảo vệ những nhân vật này". Lương hàng năm cho một tân binh SG là 15.600 € (gần 383 triệu VNĐ), ăn ở do Vatican lo.
 
10. Những vụ scandal tai tiếng liên quan đến SG
 
 
Năm 1998 là năm đen tối của đội cận vệ SG sau khi xảy ra cái chết rùng rợn và bí ẩn của chỉ huy trưởng SG Alois Estermann và vợ ông, bà Gladys Meza, chuyên gia thời trang người Venezuela và một hạ sĩ SG 23 tuổi tên là Cedric Tornay.
Ba thi thể được tìm thấy trong căn hộ của Estermann ở Vatican vào một đêm tối trời tháng 5/1998. Các nhà điều tra cho rằng chính Tornay đã bắn chết hai vợ chồng sau khi bị từ chối thăng chức, sau đó dùng súng tự sát. Sau này, thông tin tiết lộ thêm cho hay viên hạ sĩ trẻ nói trên có quan hệ tình cảm với Alois Estermann .
 
Lại có tin đồn, sau khi bị đã cắt đứt mối quan hệ, Tornay đã trả thù người tình.Tuy nhiên cũng có nguồn tin, vụ ba người thiệt mạng là một phần của một mối hận thù nội bộ tranh giành quyền kiểm soát SG, nhưng tất cả những lời đồn này đến nay vẫn chưa được sáng tỏ. Năm 2011, mẹ Tornay đã đề nghị Vatican mở lại cuộc điều tra nhưng sự việc vẫn chưa tiến triển được là bao.
 
Theo Khắc Nam (Đất Việt)