Thế giới
18/11/2020 06:50Những quốc gia cuối cùng trên thế giới chưa bị cơn ác mộng Covid-19 chạm đến: Nguyên nhân là gì?
Covid-19 ở thời điểm hiện tại đã là một đại dịch toàn cầu, mang đến rất nhiều hệ quả đau thương. Đã có tới hơn 55,4 triệu người trên thế giới nhiễm bệnh, 1,33 triệu ca tử vong - những con số thể hiện sự kinh khủng mà đại dịch này mang tới.
Một đại dịch của cả thế giới. Nhưng điều bất ngờ là trên hành tinh này vẫn còn một số quốc gia chưa ghi nhận bất kỳ ca nhiễm bệnh nào.
Cụ thể theo thông tin chính thức ghi nhận từ ĐH Johns Hopkins, tính đến thời điểm ngày 13/11, có 9 quốc gia trên thế giới chưa bị Covid-19 chạm tới. Ngoại trừ Triều Tiên và Turkmenistan, 7 đất nước còn lại là các quốc đảo ở Nam Thái Bình Dương, bao gồm: Kiribati, Palau, Micronesia, Kiribati, Tuvalu, Samoa, và Tonga.

Lý do có được thành quả này không phải vì đây là các quốc gia có nền y tế mạnh, mà nằm ở câu chuyện "địa lợi". Việc có vị trí tách biệt so với phần còn lại của thế giới chính là lá chắn tốt nhất của họ trước đại dịch. Dẫu vậy, mọi chuyện cũng đang dần thay đổi.
Ngày 11/11, đảo Vanuatu ghi nhận ca nhiễm mới đầu tiên, cùng với các trường hợp tại đảo Fiji và đảo Solomon. Vậy là 8 tháng sau khi công bố đại dịch toàn cầu, Covid-19 đang dần chạm đến những lãnh địa xa xôi bậc nhất.
Hầu hết các quốc đảo tại Thái Bình Dương đã sớm đóng cửa biên giới ngay sau khi đại dịch Covid-19 nổ ra. Lý do đơn giản là vì, họ sẽ không thể chống đỡ được trước Covid-19 nếu để đại dịch nổ ra ở đó.
Tin tốt là vì Covid-19 cần nhiều thời gian để tới nơi, họ sẽ có thời gian để chuẩn bị, đặc biệt là việc ngăn chặn virus xuất hiện ngay từ đầu. Theo Lana Elliott - chuyên gia y tế cộng đồng Thái Bình Dương tại ĐH Công nghệ Queensland (Úc), ca nhiễm tại Vanuatu hy vọng sẽ là trường hợp duy nhất, và dịch bệnh có thể được kìm hãm ngay ở đó. Việc đến tận giờ phút này mới xuất hiện dịch đã cho quốc đảo hơn 300.000 dân một khoảng thời gian đề phòng.
"Vanuatu, giống như rất nhiều quốc đảo nhỏ khác tại Thái Bình Dương, không thể chống đỡ được dù chỉ là một số ít ca nhiễm," - Colin Tukuitonga, phó khoa y tại ĐH Auckland. "Các ca nhiễm xuất hiện trên một hòn đảo nhỏ có thể nhanh chóng lấn át hệ thống y tế vốn không hề mạnh. Họ thiếu các trang thiết bị quan trọng, cũng như kỹ năng của y bác sĩ."
Theo J.D (Pháp luật và Bạn đọc)
Tin cùng chuyên mục








-
Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai" (19/07)
-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
-
Nhiều chuyến bay không thể cất - hạ cánh ở Nội Bài, Cát Bi (19/07)
-
Mưa to, gió lớn ở Hà Nội và nhiều địa phương phía Bắc có phải do ảnh hưởng bão số 3? (19/07)
-
Clip hiện trường vụ lật tàu ở vịnh Hạ Long khiến hàng chục người chết và mất tích (19/07)
Bài đọc nhiều




