Thế giới
01/05/2021 10:52Quốc gia phải chôn thi thể nạn nhân COVID-19 giữa đường vì nghĩa trang hết đất trống
Vào tháng 4 năm ngoái, một người quản lý nghĩa trang ở Brazil đã mô tả những gì anh nhìn thấy giống như một "cơn ác mộng". 12 tháng sau, mọi thứ còn tồi tệ hơn nhiều, trang news.com.au của Úc đưa tin.
Năm ngoái, vào thời điểm bắt đầu đại dịch COVID-19, Manual Viana, người trông coi việc chôn cất tại nghĩa trang Nossa Senhora Aparecida ở Manaus, thủ phủ của bang Amazonas, Brazil, đã mô tả cảm giác khi phải đào những ngôi mộ tập thể cho những nạn nhân của làn sóng COVID-19 đầu tiên tại Brazil.
Lúc đó, ông nói với trang tin NPR có trụ sở tại Mỹ: "Tôi chỉ ước một chiếc trực thăng sẽ đến và đưa tôi đi khỏi đây. Chúng tôi đang sống trong một cơn ác mộng".
Ông Viana cho biết việc sử dụng máy móc để đào mộ tập thể chứa nhiều quan tài là "lựa chọn duy nhất" vì con người không thể tự tay đào mộ chôn tất cả số người chết ngày càng tăng.
Bây giờ, 12 tháng trôi qua, hình ảnh từ nghĩa trang của ông Viana cho thấy thi thể được chôn ngay giữa đường đi trong nghĩa trang vì nghĩa trang không đất trống để chôn.
Đó chỉ là một dấu hiệu cho thấy cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ của Brazil để đối phó với đại dịch khi số người chết của quốc gia này đã vượt qua con số 400.000 hôm 29.4. Brazil là quốc gia thứ hai chạm cột mốc nghiệt ngã này sau Hoa Kỳ.

Với dân số 212 triệu người, quốc gia Nam Mỹ này cũng là một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất trong đại dịch, với 189 ca tử vong trên 100.000 dân – tỷ lệ cao nhất ở châu Mỹ và là một trong 15 tỷ lệ cao nhất trên toàn thế giới.
Brazil đã bị tàn phá bởi làn sóng dịch bệnh từ đầu năm 2021, đẩy các bệnh viện ở nhiều khu vực đến bờ vực sụp đổ.

Mặc dù Brazil có vẻ như đã qua đỉnh của làn sóng mới, nhưng số người chết hằng ngày vẫn ở mức cao đáng kinh ngạc, trung bình là 2.526 người một ngày trong tuần qua, chỉ sau Ấn Độ.
Các chuyên gia cho rằng biến thể COVID-19 xuất hiện lần đầu tại Brazil là một trong những nguyên nhân của sự gia tăng số ca bệnh.

Được gọi là P1, biến thể có thể gây tái nhiễm ở những người đã mắc chủng virus gốc và có thể dễ lây lan hơn.
"P1 đã có một tác động rất lớn. Không có biện pháp nào được thực hiện để ngăn chặn biến thể này khi có một sự gia tăng đột biến vào tháng 1 ở Manaus", nhà dịch tễ học Ethel Maciel của Đại học Liên bang Espirito Santo, Brazil, cho biết. "Chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi biến thể này quét qua toàn qua Brazil".
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, P1 hiện đang lưu hành ở 54 quốc gia. WHO gọi nó là "biến thể đáng lo ngại", cùng với các chủng từ Anh và Nam Phi.
(Nguồn: news.com.au)
Theo Trà My (Doanh Nghiệp và Tiếp Thị)
Tin cùng chuyên mục








-
Gia dình ông Đinh La Thăng không nhờ ai kêu gọi đặc xá, sẽ có động thái pháp lý với kẻ lợi dụng hình ảnh (21/07)
-
Cháy lớn ở Bắc Ninh, cột khói đen bốc cao cả trăm mét, người dân hô hoán tháo chạy (21/07)
-
Đề xuất tính thuế 20% trên lãi bán chứng khoán (21/07)
-
Phương Oanh tái xuất (21/07)
-
Một căn bệnh gây ám ảnh bác sĩ (21/07)
-
Diễn viên Trương Nghệ Dương bị tử hình (21/07)
-
Công ty trùm giang hồ Vi "ngộ" từng là cổ đông bỏ ngoài sổ sách hơn 33 tỷ đồng (21/07)
-
Selena Gomez tiệc tùng đón tuổi 33: Lên đồ sexy hôn bạn trai tình tứ, "chị em nối khố" Taylor Swift cũng đến "quẩy" chung (21/07)
-
Bộ Tài chính đề xuất nắm giữ nhà đất dưới 2 năm, khi bán sẽ chịu thuế suất 10% (21/07)
-
Người Hà Nội "be bờ, đắp đập" chống bão số 3 (21/07)
Bài đọc nhiều




