Thế giới

Từ vụ bà Phương Hằng tiếp tục bị tạm giam, thế giới có bao nhiêu vị tỷ phú đang thành danh lại vướng vòng lao lý

Không giống như tội danh lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích cá nhân, tổ chức như bà Hằng, nhưng nhiều tỷ phú trên thế giới cũng đã phải đứng sau song sắt trại giam thậm chỉ bỏ mạng trong nhà tù lúc sự nghiệp vẫn đang trên đỉnh vinh quang.

1. Bernie Madoff: Siêu lừa từng có sự nghiệp lẫy lừng tại Wall Street

Bernard Madoff chết hôm 14/4 tại một nhà tù ở Mỹ. Ông ta là kẻ đứng sau vụ lừa đảo theo mô hình Ponzi có quy mô tới 20 tỷ USD - lớn nhất trong lịch sử ngành tài chính và đang thụ án tù 150 năm. Madoff từng có một sự nghiệp lẫy lừng tại Wall Street, được nhiều người kính trọng và có cuộc sống sung túc, nhưng vụ lừa đảo đã lấy đi của ông ta tất cả.

Sinh năm 1938 tại quận Queens, thành phố New York, Madoff là con trai trong một gia đình di cư từ châu Âu sang. Gia đình họ từng kinh doanh nhiều ngành nghề, trong đó có mở công ty môi giới chứng khoán.

Từ vụ bà Phương Hằng tiếp tục bị tạm giam, thế giới có bao nhiêu vị tỷ phú đang thành danh lại vướng vòng lao lý

Madoff rời tòa án sau một phiên xét xử năm 2009. Ảnh: Reuters

Năm 1960, Madoff thành lập công ty đầu tư chứng khoán Bernard L. Madoff Investment Securities bằng 500 USD tiền tiết kiệm. Văn phòng thì mượn của bố vợ.

Madoff bắt đầu với quy mô khá khiêm tốn, chỉ bán cổ phiếu vốn hóa nhỏ trên thị trường OTC. Bước ngoặt đến với ông ta năm 1975, khi quy định về hoa hồng cho ngành môi giới chứng khoán được nới lỏng, cho phép nhà đầu tư bình thường giao dịch dễ dàng hơn mà không cần môi giới.

Cũng như Charles Ponzi, cha đẻ của mô hình lừa đảo Ponzi, Madoff hứa hẹn mức lãi khổng lồ với khách hàng. Trên thực tế, ông ta lấy tiền của nhà đầu tư trước để trả cho người đến sau. Nhưng khác với Ponzi, Madoff là nhân vật được kính trọng trong giới tài chính và che giấu được thủ đoạn lừa đảo trong ít nhất 15 năm, dù từng bị giới chức vào văn phòng để kiểm tra giấy tờ.

Từ vụ bà Phương Hằng tiếp tục bị tạm giam, thế giới có bao nhiêu vị tỷ phú đang thành danh lại vướng vòng lao lý - 1

Bernard Madoff tại văn phòng năm 1999. Ảnh: New York Times

Việc kinh doanh của Madoff rất phát đạt trong thập niên 80 và 90. Ví dụ, thời đó, ông và các đối thủ có thể hưởng lợi từ việc mua cổ phiếu giá 5 USD và bán với giá 5,125 USD. Tỷ lệ sinh lời sau đó giảm dần, nhưng hoạt động môi giới của Madoff cũng giúp ông ta có nguồn tài chính để thực hiện hành vi lừa đảo.

Vụ lừa đảo chỉ đổ bể vào tháng 12/2008, khi thị trường chứng khoán lao dốc khiến nhiều khách hàng đòi rút tiền hơn, vượt quá khả năng chi trả của Madoff. Ông ta bị bắt một ngày sau tiệc Giáng sinh của công ty. Tháng 3/2009, siêu lừa thừa nhận 11 tội danh, gồm lừa đảo, rửa tiền và khai man, lĩnh án tù 150 năm.

Tại thời điểm bị bắt, điều tra cho thấy các nạn nhân đã đưa cho Madoff hơn 19 tỷ USD. Họ tin rằng số tài sản này đã lên 65 tỷ USD, theo các tài liệu giả mà Madoff gửi cho họ.

2. Raj Rajaratnam: “Gã khổng lồ phố Wall” gục ngã

Sinh trưởng ở Sri Lanka, Rajaratnam học trường nội trú Anh ngữ rồi du học ở Anh. Rajaratnam tốt nghiệp cử nhân khoa học ở Đại học Sussex rồi sang Mỹ học MBA ở Trường kinh tế Wharton thuộc Đại học Pennsylvania. Với bằng MBA, Rajaratnam gia nhập Ngân hàng đầu tư Needham & Co ở New York đầu những năm 1980 và trở thành giám đốc ngân hàng này năm 1991.

Từ vụ bà Phương Hằng tiếp tục bị tạm giam, thế giới có bao nhiêu vị tỷ phú đang thành danh lại vướng vòng lao lý - 2
Raj Rajaratnam (giữa) là người sáng lập quỹ đầu cơ Galleon Group - Ảnh: AP.

Vào năm 2009, tỉ phú Raj Rajaratnam, khi đó 51 tuổi, gốc Sri Lanka đã có tài sản cá nhân vào khoảng 1,5 tỉ USD. Theo đánh giá của Tạp chí Forbes lúc bấy giờ, ông đứng thứ 236 trong top những người giàu nhất nước Mỹ và thứ 559 trong top Những người giàu nhất thế giới. 

Thời điểm bị bắt, tòa án kết luận tội của Rajaratnam là khai thác bất hợp pháp những thông tin tài chính nội bộ của nhiều tập đoàn lớn trên thị trường chứng khoán để đầu cơ trục lợi. 

Cụ thể, Galleon là một trong những quỹ đầu tư lớn nhất của thị trường chứng khoán Phố Wall lúc bấy giờ và có một mạng lưới liên lạc rộng khắp trong giới giám đốc điều hành các tập đoàn. Nhiều giám đốc trong số này lại là nhà đầu tư vào Galleon. Chính hệ thống do Rajaratnam điều hành và quản lý danh mục đầu tư đã tố cáo ông ta.

Bằng chứng từ những cuộc điện thoại được ghi âm cho thấy chuyện trục lợi bằng thông tin nội bộ không chỉ dừng lại ở Galleon. Những nội gián đã cung cấp thông tin cho Rajaratnam và đồng lõa để đổi lấy tiền hoặc thông tin mật tương đương.

Cho tới ngày thứ sáu 16/10/2009, cả Galleon lẫn Rajaratnam đã chứng tỏ là những kẻ sống sót tài giỏi. Giữa năm 2008, với trị giá tài sản gần 8,3 tỉ USD, Galleon là một trong những quỹ đầu tư lớn nhất Phố Wall. Galleon đã thưởng công cho người điều hành kiêm sáng lập Rajaratnam với những khoản tiền đưa ông ta lên hàng đầu các tỉ phú chứng khoán. Chỉ riêng thu nhập trong năm 2007 từ Galleon đã giúp Rajaratnam lọt vào nhóm các nhà điều hành công ty tài chính được trả lương cao nhất thế giới.

Từ vụ bà Phương Hằng tiếp tục bị tạm giam, thế giới có bao nhiêu vị tỷ phú đang thành danh lại vướng vòng lao lý - 3
“Gã khổng lồ Phố Wall” Raj Rajaratnam đã đánh mất tất cả sau khi vụ án giao dịch nội gián hạ màn. (Ảnh: AFP)

Một năm sau, Rajaratnam thiết lập một quỹ đầu tư nội bộ của Ngân hàng Needham chuyên về các cổ phiếu công nghệ. Năm 1997, thấy được cơ hội ở các công ty công nghệ cao, Rajaratnam bỏ Needham, mang theo quỹ đầu tư nội bộ và lập ra Galleon.

Trước khi tòa án đưa ra phán quyết cuối cùng, các công tố viên từng đề nghị ông Holwell tuyên phạt Rajaratnam ít nhất 19,5 năm tù giam. Tuy nhiên thẩm phán lúc đó đã cân nhắc tới việc Rajaratnam đang mắc bệnh tiểu đường và cần phải ghép thận nên đã tuyên vị tỷ phú chỉ phải chịu 11 năm tù do thu lợi bất hợp pháp số tiền được các công tố viên cho là lên đến 75 triệu USD. Tòa án cũng đã yêu cầu Raj Rajaratnam nộp phạt thêm 10 triệu USD cho những sai phạm của mình.

3. Allen Stanford: Cơn “địa chấn” với chiêu lừa ở 131 quốc gia.

Từ vụ bà Phương Hằng tiếp tục bị tạm giam, thế giới có bao nhiêu vị tỷ phú đang thành danh lại vướng vòng lao lý - 4
Allen Stanford

Vào năm 2009, vụ lừa đảo mang tên Allen Stanford được cho là vụ việc có tính chất nghiêm trọng, gây chấn động giới tài chính và đầu tư trên phạm vi toàn cầu vì nạn nhân của nó có ở 131 quốc gia trên thế giới.

Tháng 2/2009, sau vụ Bernard Madoff, không chỉ nước Mỹ, mà cả thế giới lại rùm beng vì vụ lừa đảo mới mang tên Allen Stanford. Ủy ban chứng khoán và giao dịch Mỹ (SEC) đã cáo buộc Allen Stanford, 58 tuổi, lừa đảo 9,2 tỷ USD, thông qua hình thức bán các chứng chỉ ký thác cho các nhà đầu tư với hứa hẹn lãi suất cao không có căn cứ.

Các cơ quan chức năng của Mỹ gồm SEC, Tòa án liên bang Mỹ tại Dallas (bang Texas) cùng thông báo rộng rãi là có đầy đủ bằng chứng để kết luận Allen Stanford là chủ mưu vụ lừa đảo bán chứng chỉ tiền gửi cho khách hàng thông qua 3 ngân hàng, tổ chức tài chính do Allen Stanford làm chủ. Chiêu lừa là rao bán chứng chỉ tiền gửi cho khách hàng với mức lãi suất trên 8%/năm, cao hơn 2 lần so với mức lãi suất của các ngân hàng thương mại.

Kết quả là công ty của Standford đã thu hút được hơn 50.000 khách hàng ở 131 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó tập trung ở Mỹ, châu Mỹ Latinh và vùng biển Caribe.

Từ các nước vùng Caribe tới Nam Mỹ, khách hàng đã kéo đến các cơ sở kinh doanh nằm trong hệ thống của Stanford Financial Group với hy vọng lấy lại tiền đã trót đầu tư. Những hàng người rồng rắn kiên nhẫn chờ đợi, cũng có những nơi xảy ra tình trạng bạo động, bao vây ngân hàng. Nhiều quốc gia, trong đó có Venezuela, Peru, Panama, Ecuador..., đã ra lệnh phong tỏa các chi nhánh của Stanford Financial Group. 

Từ vụ bà Phương Hằng tiếp tục bị tạm giam, thế giới có bao nhiêu vị tỷ phú đang thành danh lại vướng vòng lao lý - 5
Người dân Antigua đổ xô đi rút tiền ở chi nhánh ngân hàng của Stanford.

Allen Stanford sinh năm 1950 và bắt đầu sự nghiệp kinh doanh trong ngành bất động sản vào những năm 80 của thế kỷ trước. Đến trước khi bị điều tra vào đầu năm 2009, ông được tạp chí danh tiếng Forbes xếp hàng thứ 605 trong số những tỉ phú giàu nhất thế giới với tổng tài sản lên tới 2,2 tỉ USD và quản lý các hoạt động kinh doanh với tổng tài sản trên 50 tỉ USD. Financial Group của ông ta có khách hàng tại 131 nước và vùng lãnh thổ trên toàn cầu.

Thăng hoa trên thương trường, ngài tỉ phú vùng Texas đã chi rất nhiều tiền cho hoạt động thể thao, trong đó các bộ môn như golf, polo, cricket, thuyền buồm, quần vợt... được ông đặc biệt quan tâm. Bên cạnh các đóng góp cho thể thao, Stanford còn là một nhà từ thiện nổi bật. Hoạt động từ thiện chính của ông ta là quyên tiền cho Bệnh viện Nhi St.Jude ở Memphis, tiểu bang Tennessee, nơi vào năm 2008 ông đã đóng góp 8 triệu USD. Stanford cũng được biết đến như là một người có nhiều đóng góp cho các quỹ chính trị của một số chính trị gia tên tuổi ở Mỹ.

Sau 3 năm bị điều tra, tháng 6/2012 tòa án Mỹ kết luận hành động của Stanford nằm trong số những vụ lừa đảo lớn nhất lịch sử và các nhà đầu tư bị mất tiền vào tay siêu lừa này lâm vào hoàn cảnh tồi tệ hơn cả các nạn nhân của Bernard Madoff, chủ mưu một mô hình Ponzi nổi tiếng khác.

Stanford sau đó phải nhận bản án 110 năm tù, đủ khiến một số người hài lòng song ít có khả năng mang lại sự khuây khỏa về tài chính cho khoảng 30.000 nhà đầu tư đến từ hơn 100 quốc gia, những người bị lừa gạt bởi các khoản đầu tư giả mạo tại Ngân hàng Quốc tế Stanford. Các nhà điều tra không thể tìm ra 92% trong số 8 tỉ USD mà ngân hàng này tuyên bố sở hữu trong các nguồn dự trữ tiền mặt và bất động sản, theo AFP.

Tổng hợp

QT (SHTT)




https://sohuutritue.net.vn/tu-vu-ba-phuong-hang-tiep-tuc-bi-tam-giam-the-gioi-co-bao-nhieu-vi-ty-phu-dang-thanh-danh-lai-vuong-vong-lao-ly-d162426.html