Thế giới
20/04/2016 11:05Việt Nam có được ưu tiên khi mua S-400 từ Nga?
Trợ lý về Hợp tác Kỹ thuật Quân sự của Tổng thống Nga là ông Vladimir Kozhin tuyên bố, rất nhiều quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm đến S-400.
Trợ lý về Hợp tác Kỹ thuật Quân sự của Tổng thống Nga là ông Vladimir Kozhin tuyên bố, rất nhiều quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm đến S-400.
![]() |
Tên lửa S-400. |
Sau chiến dịch không kích ở Syria, sự quan tâm đến hệ thống phòng không S-400 “Triumph”đang ngày càng gia tăng. Một số nước đã đặt mua hoặc đề cập đến ý định mua sắm, ví dụ như Trung Quốc, Ấn Độ, Algeria, Ai Cập… Hiện Ấn Độ và Trung quốc đã ký hợp đồng mua sắm
Trợ lý về Hợp tác Kỹ thuật Quân sự của Tổng thống Nga là ông Vladimir Kozhin tuyên bố, rất nhiều quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm đến S-400. Tuy nhiên, Nga xác định trước mắt phải tập trung ưu tiên sản xuất cho lực lượng phòng không trong nước.
Hiện nay, trong thành phần trang bị của lực lượng Phòng không Nga, thuộc Quân chủng Hàng không-Vũ trụ (VKS) mới được biên chế có năm trung đoàn S-400 "Triumph".
Bốn trung đoàn trong số này đang được ưu tiên tham gia đảm bảo phòng không cho thủ đô Moscow và khu vực công nghiệp trung ương. Trung đoàn thứ năm đang nằm trong các cơ cấu huấn luyện-đào tạo của Lực lượng Phòng không.
Ông Kozhin còn nhấn mạnh rằng, hiện Nga đang tập trung sản xuất để đáp ứng nhu cầu của các quân khu khác. Sau khi đáp ứng đủ mới nghĩ đến việc xuất khẩu, nhưng không phải tất cả các nước hỏi mua Nga đều bán và việc cung cấp cũng ưu tiên các khách hàng truyền thống.
Tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng
Các nước nào có thể gọi là khách hàng truyền thống mua các hệ thống phòng không "Made in Russia"? Theo chuyên gia Nga Ruslan Pukhov, đặc điểm chung của các nước này là “chính sách đối ngoại độc lập và nhận thức về chiến tranh trong tương lai”, cùng với khả năng về tài chính.
Về bản chất, “chính sách đối ngoại độc lập” và “nhận thức về chiến tranh trong tương lai” có mối quan hệ biện chứng với nhau bởi nó xuất phát từ những kinh nghiệm đúc kết từ các cuộc chiến tranh đã qua, chủ yếu do Mỹ và phương Tây tiến hành ở khắp nơi trên thế giới.
Các nước có “chính sách đối ngoại độc lập” là như thế nào? Theo quan điểm của Nga đó là sự tự chủ về đường lối ngoại giao, không phụ thuộc vào nước ngoài (cụ thể là phương Tây).và tiềm tàng khả năng bị tấn công bất cứ lúc nào (ví dụ như Trung Quốc, Iran…).
Trên thế giới có 2 trường phái vũ khí chính là của Nga và Mỹ (Trung Quốc chưa đủ uy tín và khả năng tạo dựng 1 trường phái riêng), do đó cũng tạo nên xu hướng mua sắm vũ khí của 2 trường phái thân Nga và thân Mỹ (những nước trung hòa được xu hướng này như Ấn Độ là rất ít).
Do đó, có thể hiểu rằng, nhưng nước có “chính sách đối ngoại độc lập” là có đường lối chính trị không thân thiện với Mỹ, bởi vậy quan điểm của họ về chiến tranh trong tương lai cũng gắn với những cuộc chiến do Mỹ và NATO lãnh đạo từ trước đến nay.
Trong cuộc chiến 5 ngày của Nga ở Gruzia năm 2008, lực lượng không quân Nga được sử dụng ở mức thấp, không thể hiện đầy đủ đặc điểm của tác chiến đường không hiện đại. Trong chiến dịch không kích ở Syria cũng tương tự.
Các tổ hợp tên lửa đất đối không của Nga chính là khắc tinh của những loại máy bay hàng đầu trên thế giới của Mỹ, châu Âu và thậm chí của chính mình. Do đó, không có gì lạ khi hệ thống phòng không hàng đầu thế giới S-400 của Nga nhận được nhiều sự quan tâm đến thế.
Nhu cầu của các nước trên thế giới về các hệ thống tên lửa phòng không bắt đầu gia tăng từ sau chiến dịch "Bão táp sa mạc" của Mỹ ở Iraq (1991), tiếp đó là chiến dịch ném bom Nam Tư (1999), cuộc xâm lược Iraq lần 2 (2003), các vụ không kích của liên quân ở Libya (2011) và chiến dịch ở Syria.
Theo Thiên Nam (Đất Việt)
Tin cùng chuyên mục

Mỹ rút khỏi UNESCO
(22/07)

Thái Lan: Sư trụ trì bị tố có quan hệ tình cảm với ba người phụ nữ
(22/07)

Nhân viên Liên Hợp Quốc tại Gaza ngất xỉu vì đói
(22/07)

Ông Trump ca ngợi nhiệm kỳ của mình "hiệu quả nhất lịch sử tổng thống"
(22/07)

3 công tắc động cơ gây tranh cãi lớn sau thảm kịch Jeju Air, Air India
(22/07)

Toàn cảnh lũ lụt kinh hoàng ở Hàn Quốc: "Mặt đất đột nhiên sụt xuống, nước dâng lên đến tận cổ"
(22/07)

Ô tô mất lái đâm xuyên mái nhà, bé 7 tuổi trọng thương
(22/07)

Nam phóng viên Pakistan "bình tĩnh" cập nhật tình hình mưa lũ dù nước cuồn cuộn, dâng cao tới cổ
(22/07)
Tin mới nhất
-
Lũ ngập đến mái, người dân hốt hoảng bỏ nhà chạy trong mưa lớn (22/07)
-
Mỹ rút khỏi UNESCO (22/07)
-
Cảnh sát đập vỡ kính xe, đấm tài xế vì không bật đèn pha (22/07)
-
Đắm tàu có 4 thuyền viên trong đêm tại Quảng Ninh (22/07)
-
Món từ nội tạng thường được người Việt ăn sáng lên đài Hàn Quốc, du khách nhận xét: "Đúng là kiệt tác!" (22/07)
-
Anh em sinh đôi người Việt tử nạn tại Đức: Người gây tai nạn sử dụng khí cười (22/07)
-
Hạ Campuchia, U23 Việt Nam vào bán kết giải Đông Nam Á (22/07)
-
"Bom tấn" Gyokeres đã nổ (22/07)
-
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo "kiếm" được hơn nghìn tỷ một ngày (22/07)
-
Kẻ hạ gục Conan (22/07)
Bài đọc nhiều

Lũ ngập đến mái, người dân hốt hoảng bỏ nhà chạy trong mưa lớn

Anh em sinh đôi người Việt tử nạn tại Đức: Người gây tai nạn sử dụng khí cười

Bị tố dựng chuyện, câu like vụ thoát nạn lật tàu ở vịnh Hạ Long, "Gia đình nhà Thóc": Chúng tôi muốn khép lại mọi chuyện

Toàn cảnh bão số 3 Wipha đổ bộ: Suy yếu khi vào đất liền vẫn gây mưa lớn, tăng nguy cơ lũ quét và sạt lở

Hạ Campuchia, U23 Việt Nam vào bán kết giải Đông Nam Á