Thể thao
02/10/2015 09:53Lee Nguyễn muốn chơi cho tuyển Việt Nam nhưng VFF làm ngơ
Năm 2011, khi tiến hành thủ tục để sở hữu song tịch Mỹ - Việt, Lee Nguyễn từng ngỏ ý muốn khoác áo đội tuyển quê cha. Nhưng đáp lại chỉ là sự im lặng từ Liên đoàn bóng đá Việt Nam.
Cuối năm 2010, cha con Lee Nguyễn tiến hành thủ tịch nhập quốc tịch Việt Nam. Công việc kéo dài khá lâu với hai lần đi - về giữa Mỹ và Việt Nam mới hoàn thành vào khoảng tháng 5/2011. Ý nghĩ về việc thi đấu cho tuyển Việt Nam manh nha trong thời gian này. Bởi vậy, khi về Mỹ, ông Phẩm đã tìm đến công ty đại diện của con trai và nhờ tìm luật sư để tham vấn xem Lee Nguyễn có còn đủ điều kiện thi đấu cho tuyển Việt Nam hay không. Tiền vệ gốc Việt trước đó từng đá cho tuyển Mỹ ba trận vào năm 2007.
![]() |
Lee Nguyễn trong mào áo tuyển quốc gia Mỹ năm 2007. Ảnh: USNS. |
Sau khi nghiên cứu, luật sư ở Mỹ khẳng định trường hợp của Lee Nguyễn vẫn có thể cứu xét được, khi FIFA mở rộng các điều kiện từ năm 2009 cho các tuyển thủ muốn chuyển đổi đội tuyển quốc gia. Theo đó, để xác định một cầu thủ đã thi đấu cho đội tuyển nước A sau muốn chuyển sang thi đấu cho đội tuyển nước B, bên cạnh việc có quốc tịch của quốc gia B, thì phải xem xét cầu thủ đó đã thi đấu cho đội tuyển nước A ở cấp độ nào.
Lee Nguyễn sinh ngày 7/10/1986 tại Dallas, Texas (Mỹ), được đào tạo tại Học viện bóng đá Dallas Texans. Ở cấp độ tuyển trẻ, trong năm 2005 anh cùng U18 Mỹ dự giải trẻ Copa Chivas, cùng U20 Mỹ thi đấu tại vòng chung kết U20 thế giới rồi vô địch giải U20 Milk Cup và tháng 5/2008 cùng U23 Mỹ dự giải quốc tế Toulon. Ở cấp độ đội tuyển quốc gia tháng 6/2007 anh được gọi vào tuyển Mỹ đá giao hữu với Trung Quốc (vào sân từ hiệp hai), tháng 7/2007 dự Copa America và vào sân thay người ở hiệp hai trong hai trận gặp Paraquay và Colombia.
Như vậy, Lee Nguyễn đã thi đấu ba trận cho tuyển Mỹ khi chưa đầy 21 tuổi và đều dự bị. Các trận đấu anh tham dự đều không phải giải do FIFA tổ chức. Trước năm 2009 FIFA quy định một cầu thủ dưới 21 tuổi chỉ cần khoác áo tuyển Olympic hay đội tuyển quốc gia, dù chỉ một lần ở bất kỳ cấp độ nào, đều không được chuyển sang thi đấu cho đội tuyển quốc gia khác. Nhưng đầu năm 2009, tổ chức này đã điều chỉnh về luật, nới rộng thêm các điều kiện như sau:
Đầu tiên, cầu thủ đó không thi đấu chính thức cho đội tuyển quốc gia ở các giải đấu cấp độ cao của FIFA (gồm: World Cup, EURO, vòng loại World Cup và vòng loại Euro). Thứ hai, có thể áp dụng cho cả cầu thủ trên 21 tuổi (quy định cũ chỉ dành cho lứa U21). Thứ ba, căn cứ vào vai trò và thời gian ra sân của cầu thủ đó trong màu áo đội tuyển quốc gia, nguyện vọng và mức độ giải quyết giữa hai Liên đoàn liên quan đến cầu thủ đó, thời gian cầu thủ đó đã không khoác áo đội tuyển quốc gia đầu tiên bao lâu…
![]() |
Không được khoác áo đội tuyển quê cha là một tiếc nuối lớn của Lee Nguyễn và cha anh, ông Nguyễn Văn Phẩm, một Việt kiều luôn đau đáu hướng về quê hương. |
Trường hợp của Lee Nguyễn đã thi đấu ở Copa America 2007 là giải đấu cấp độ cao nhưng không phải do FIFA tổ chức. Lee Nguyễn chỉ dự bị ở thời điểm dưới 21 tuổi (20 tuổi 9 tháng) và tính đến năm 2011 đã có năm năm không đá cho tuyển quốc gia Mỹ.
Đối chiếu với các điều kiện, việc Lee Nguyễn chơi cho tuyển Việt Nam là hoàn toàn khả thi. Theo quy trình, anh sẽ gửi đơn lên Liên đoàn bóng đá Mỹ và FIFA đề nghị nguyện vọng thi đấu cho tuyển Việt Nam, sau đó VFF gửi đơn lên FIFA đề xuất mong muốn gọi Lee Nguyễn vào tuyển Việt Nam.
Sự hững hờ của VFF
Sau khi nắm đầy đủ các thông tin do luật sư ở Mỹ tư vấn, ông Nguyễn Văn Phẩm mừng rỡ quay lại Việt Nam. Ông thông qua một số kênh truyền thông để thông báo và mong nhận được phản hồi từ VFF, nhưng chờ mãi không thấy gì. Phản hồi duy nhất mà ông Phẩm nhận được chỉ là một bài viết ngắn chừng 200 chữ trên một tờ báo của VFF, trong đó có dẫn trích lời của vị Tổng thư ký thời điểm đó rằng Lee Nguyễn không đủ điều kiện đá cho tuyển Việt Nam. Tất cả chỉ có vậy.
Ông Phẩm nói: "Tôi nghĩ rất đơn giản vì thấy ở Mỹ, Liên đoàn nước này cũng tìm kiếm cầu thủ giỏi ở khắp nơi nếu có gốc gác Mỹ, mời về thi đấu cho đội tuyển quốc gia. Ở Nhật Bản hay Thái Lan, họ cũng làm vậy. Khi nhập tịch xong, tôi nhờ người đánh tiếng giùm chuyện của Lee. Tuy nhiên, không thấy ai ở VFF đả động, hay gọi hỏi chúng tôi câu nào cả".
![]() |
Anthony Ampaipitakwong (số 14) là đàn em của Lee Nguyễn tại lò Dallas Texans. Anh này được LĐBĐ Thái Lan sang Mỹ mời về đá cho đội tuyển Thái Lan. |
Nhận thấy sự lạnh lẽo của VFF, mong muốn đá cho tuyển Việt Nam của Lee Nguyễn vừa nhen nhóm đã tắt ngấm. Sau đó, cha con Lee Nguyễn không còn luyến tiếc gì nữa, khi giã từ Việt Nam về lại Mỹ cuối năm 2011. Lee Nguyễn điều trị chấn thương và tìm thấy cơ hội ở MLS, còn ông Phẩm quay lại công việc của một kỹ sư điện toán.
Theo Đăng Khoa (VnExpress.net)
Tin cùng chuyên mục








-
Vụ nữ diễn viên 18+ bị điều tra bán dâm cho sao nam gen Z: 'Chúng tôi chưa từng đụng chạm, có lẽ âm mưu thực sự là…' (04/07)
-
AFC ra thông báo bất ngờ về tin đồn Malaysia bị xử thua trận gặp tuyển Việt Nam (04/07)
-
Cô dâu đẹp khủng khiếp đang khiến MXH dậy sóng: Gương mặt hoàn mỹ đến từng milimet, netizen mắt ngắm tay lưu ảnh lia lịa (04/07)
-
Mặt hàng của Việt Nam 'làm mưa làm gió' ở một quốc gia giàu có, tăng trưởng 69 lần (04/07)
-
Cựu sao Arsenal bị truy tố tội hiếp dâm, tấn công tình dục (04/07)
-
Người phụ nữ trèo lên dây điện ở TPHCM đã tử vong (04/07)
-
Nhiều ô tô va chạm liên hoàn trước vòng xoay chợ đêm Đà Lạt (04/07)
-
Du khách 'tố' bị 'chặt chém' ăn 5 suất bún, cháo hết 810.000 đồng ở Bãi Cháy (04/07)
-
Tố bác sĩ tắc trách, người nhà làm náo loạn Trung tâm y tế để lễ 'trục vong' (04/07)
-
Đêm nay và ngày mai, nhiều nơi mưa to (04/07)
Bài đọc nhiều





