Xã hội
01/07/2017 23:121 m đường = 3,5 tỉ đồng
Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân Hà Nội có nhiều con đường "đắt nhất hành tinh" là do quy hoạch chậm để giá đất và dân số tăng lên hằng năm
Chỉ 18% chi phí dùng làm đường
Theo Ban QLDA, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục là 1 đoạn cuối trong dự án đường Vành đai 1 có chiều dài khoảng 2.274 m, mặt cắt ngang 50 m, gồm 6 làn đường, vỉa hè rộng từ 5-8 m, dải phân cách giữa rộng 3 m. Điểm đầu tại nút giao Hoàng Cầu - Yên Lãng (phường Cát Linh, quận Đống Đa), điểm cuối tại nút giao thông Voi Phục. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến gần 7.800 tỉ đồng.
Ông Vũ Hà, Phó Giám đốc Ban QLDA, cho biết để làm tuyến đường này sẽ phải thu hồi gần 160.000 m2 đất, giải phóng mặt bằng hơn 2.000 hộ dân và tái định cư hơn 2.200 hộ dân. "Trong khi giá đất tại khu vực quận Đống Đa, Ba Đình rất cao, khiến chi phí giải phóng mặt bằng, bồi thường, tái định cư chiếm khoảng 82% tổng đầu tư dự án, khoảng 6.400 tỉ đồng và chỉ có khoảng 1.100 tỉ đồng dành cho xây lắp" - ông Hà nói.
Theo ông Hà, dự án vành đai 1 được TP phê duyệt chỉ giới đường đỏ từ năm 1999. Năm 2006, Ban Dự án trọng điểm TP đã lập dự án nhưng do kinh tế khó khăn nên TP không phê duyệt toàn bộ mà phân kỳ đầu tư từng phần. Đến nay, kế hoạch vốn để xây dựng dự án được HĐND TP Hà Nội phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và đã bố trí được nguồn vốn để triển khai.
Như vậy, trung bình 1 m đường ở dự án Hoàng Cầu - Voi Phục sẽ có chi phí lên tới 3,5 tỉ đồng. Với mức phí này, tuyến đường trên sẽ phá kỷ lục "đường đắt nhất hành tinh" của tuyến đường Vành đai 1 đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu (1.767 tỉ đồng cho 700 m) và tuyến đường Vành đai 1 đoạn Kim Liên - Ô Chợ Dừa (642 tỉ đồng cho 550 m), cùng nhiều tuyến đường khác tại thủ đô.
![]() |
Nếu được xây dựng, đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục sẽ có giá 3,5 tỉ đồng/m |
Dang dở trong quy hoạch
Lý giải việc nhiều tuyến đường tại Hà Nội "đắt nhất hành tinh", ông Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch đô thị Hà Nội, cho rằng Hà Nội đã không quyết liệt mở rộng theo quy hoạch vào năm 1998. Tuyến Vành đai 1 chậm triển khai đồng bộ, hiệu quả sử dụng không cao, ngoài ra giá đất tăng làm tăng kinh phí giải tỏa.
Theo ông Nghiêm, không chỉ tuyến Vành đai 1, các tuyến Vành đai 2 và 5 đã được quy hoạch gần 20 năm nhưng đến nay vẫn còn dang dở do quy hoạch chậm. Trong khi đó, giá đất tăng hằng năm trong khu vực đã quy hoạch, nhiều gia đình chia tách hộ, mua đi bán lại khiến dân số tăng.
Để tránh tình trạng xuất hiện nhiều con đường "đắt nhất hành tinh", ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, cho rằng Hà Nội có thể học hỏi các nước, khi mở đường sẽ thu hồi toàn bộ khu vực đô thị mà tuyến đường dự định đi qua với giá đất như nhau. Sau đó, TP đấu giá đất để lấy tiền làm đường, doanh nghiệp sử dụng đất sẽ xây dựng chung cư để người dân tái định cư tại chỗ. Qua đó, tuyến đường không chỉ giải quyết vấn đề giao thông mà còn làm tăng giá trị đất đai trong cả khu vực.
Các chuyên gia cũng cảnh báo khi làm đường, cơ quan chức năng cần phải quan tâm đến việc quy hoạch khang trang đô thị để không lặp lại tình trạng nhà siêu mỏng, méo mó ở mặt tiền nhiều con đường tại Hà Nội trước đây.
Giá nhà đất tăng... theo đường Ông Phạm Việt Cừ, Phó Chủ tịch UBND phường Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa), cho biết thời gian vừa qua, phường đã phối hợp với Ban QLDA điều tra xã hội học trên khu đất giải tỏa. Qua đó, tổng diện tích đất của phường Ô Chợ Dừa nằm trong dự án là gần 40.000 m2 và có 708 trường hợp nhà đất cùng 926 hộ dân nằm trong diện giải tỏa. Thông tin về việc mở đường làm giá đất 2 bên đoạn đường này cũng "nóng" lên từng ngày. Theo khảo sát khu vực các tổ dân phố 59, 60 của phường Ô Chợ Dừa, đầu năm 2017, giá đất tại đây chỉ 200 triệu đồng/m2 nhưng nay đã có khách trả hơn 300 triệu đồng/m2. Trước thông tin tăng giá đất chóng mặt, đại diện UBND quận Đống Đa cho biết dự kiến giữa tháng 7-2017, cơ quan chức năng sẽ cắm mốc giới, khi cắm mốc giới xong mới biết nhà nào phải thu hồi cả nhà, nhà nào bị cắt xén. "Người có nhu cầu mua nhà, đất phải tìm hiểu kỹ thông tin liên quan để tránh rủi ro mua phải nhà giải tỏa. Sắp tới, Ban QLDA sẽ phối hợp với các phường công bố bảng quy hoạch tại 2 điểm để người dân nắm rõ thông tin" - lãnh đạo UBND quận Đống Đa khuyến cáo. |
Theo Nguyễn Hưởng (Nld.com.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Loạt dự án bãi xe ở Hà Nội quây tôn, "bất động" nhiều năm (18/07)
-
Tin buồn: Đại sứ Nguyễn Thị Nguyệt Nga từ trần (18/07)
-
Nữ sinh Hà Nội trúng tuyển cả 2 đại học top đầu Trung Quốc (18/07)
-
Chủ người Hàn mở tiệm photobooth lên tiếng khi hàng loạt cửa hàng đánh 1 sao oan uổng (18/07)
-
Tôi đọc lén tin nhắn của chồng và chết lặng khi thấy anh hỏi bạn: "Như thế có bình thường không?" (18/07)
-
Netizen sốc khi Soobin đạt 15 triệu followers trên Instagram, vượt cả Jang Won Young lẫn Sơn Tùng (18/07)
-
"Đừng đem đồ cũ của con mình tặng người khác nữa": Khi lòng tốt trở thành sự coi thường, phụ huynh EQ thấp chú ý! (18/07)
-
Đu dây xuống vực sâu 70 m giải cứu tài xế mắc kẹt trong cabin xe container (18/07)
-
Lộ danh tính người thứ ba ở sự cố kiss-cam “gây bão” của CEO Astronomer: Mối quan hệ khiến ai cũng giật mình (18/07)
-
5 dấu hiệu cho thấy bạn đang âm thầm đi trước 80% người cùng tuổi về cách dùng tiền (18/07)
Bài đọc nhiều




