Xã hội
28/04/2020 10:33Chuyên gia Y tế: 'Việt Nam khó có làn sóng thứ hai bùng dịch Covid-19'
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19, từ ngày 16/4 đến nay, tức đã trải qua 12 ngày liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng. Tuy nhiên, việc xuất hiện 8 ca tái dương tính đang khiến nhiều người lo ngại.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng của Bộ Y tế, cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, về lý thuyết thì việc tái dương tính có thể lây. Nhưng thực tế chưa ghi nhận sự lây nhiễm từ những người này. Qua đây để thấy ngươi dân không nên chủ quan, chứng tỏ virus này có những diễn biến bất thường.
Dù vậy, PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, nguy cơ về việc xuất hiện làn sóng mắc Covid-19 thứ hai, giống như Singapore, là không cao. Bởi đến lúc này, Việt Nam vẫn đang làm tốt việc ngăn chặn, phát hiện, khoanh vùng, cách ly, dập dịch. Sắp tới, chúng ta có thể có những ổ dịch nhưng sẽ không lớn, rải rác và sẽ kiểm soát được.

Ông Phu cũng khẳng định chính sách phòng, chống dịch của Việt Nam đang mang lại thành công nhất định. Điều đó được thể hiện qua 3 khía cạnh: Thứ nhất, những người nhập cảnh đã được cách ly hết, phát hiện các ca dương tính, gần nhất là 2 người từ Nhật Bản trở về. Thứ 2, các ổ dịch đều đã được kiểm soát. Mới nhất là ổ dịch Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội), nếu không có gì thay đổi, tới ngày 5/5, ổ dịch này sẽ được gỡ phong tỏa. Thứ 3, nhiều ngày qua, chúng ta không phát hiện các ca ngoài cộng đồng...
Còn về điều kiện để Việt Nam công bố hết dịch, PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết về quy định phải đáp ứng điều kiện không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới sau khoảng thời gian nhất định. Đối với bệnh Covid-19 là 28 ngày, được tính từ ngày trường hợp mắc bệnh gần nhất được cách ly tại cơ sở y tế.
Đồng thời, các biện pháp chống dịch phải triển khai đầy đủ theo luật bệnh truyền nhiễm, đảm bảo dịch không còn nguy cơ. Hiện nay, dịch ở quốc tế rất phức tạp, chúng ta phải xác định duy trì phòng, chống dịch. "Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã nói phải sống với dịch an toàn là vì thế", ông Phu nói.
PGS.TS Trần Đắc Phu cũng khuyến cáo, chúng ta phải xác định vẫn còn có thể có những ca dương tính ngoài cộng đồng. Vì thế người dân vẫn cần thực hiện các biện pháp chống dịch. Nếu chủ quan là rất nguy hiểm.
Mặc dù hiện nay chúng ta không thực hiện giãn cách xã hội, song người dân cần tuân thủ các biện pháp phòng dịch như: Đeo khẩu trang, tránh giao tiếp gần, tránh tụ tập đông người. Hạn chế ra ngoài, nhất là những người già, người có bệnh lý nền. Khử khuẩn, rửa tay xà phòng, sát khuẩn. Khai báo y tế, đặc biết với những người có ho, sốt, triệu chứng nghi vấn hoặc có yếu tố dịch tễ.
Thùy Dương (Nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Lamine Yamal làm "ông trùm": Khẳng định hay sự học đòi đáng lo (19/07)
-
Honda bán xe Cub hơn 80 triệu, bản chạy điện chỉ hơn 20 triệu đã về: Dáng đẹp lạ, chỉ có thể đi một mình (19/07)
-
Tuổi thọ phụ thuộc vào 69: Nếu bạn dễ dàng thực hiện 5 điều này ở tuổi 69 thì có thể sống đến 90 tuổi (19/07)
-
Kinh hoàng khoảnh khắc vòng đu quay bốc cháy ngùn ngụt ở Brazil, 54 người hoảng loạn treo lơ lửng giữa khói lửa (19/07)
-
NÓNG - Vụ sửa bài thi lớp 10: Hiệu trưởng cùng 5 giáo viên "hô biến" từ 4,5 điểm thành 8 điểm, từ thủ khoa thành trượt (19/07)
-
9 khối nữ chiến sĩ Công an, Quân đội tổng hợp luyện cho ngày 2/9: Vượt nắng hè, rèn ý chí, vững bước chân (19/07)
-
Vụ CEO bị vạch trần ngoại tình với cấp dưới ở concert: Công ty tuyên bố lập tức mở cuộc điều tra, cả 2 đều bị cho tạm nghỉ (19/07)
-
Tên lửa Patriot, xe tăng Abrams tăng tốc đổ về Ukraine (19/07)
-
Người dân bàng hoàng kể lại vụ cháy ngùn ngụt trong đêm ở Hà Nội: “Ngọn lửa nhanh chóng cháy lan, một vài người cố gắng dập lửa nhưng không được” (19/07)
-
6 nguyên nhân iPhone bị nóng máy và cách xử lý (19/07)
Bài đọc nhiều



