Xã hội
30/03/2025 08:09Công an cảnh báo: Nếu con nhờ chuyển tiền, bố mẹ đặc biệt chú ý
Ngày 29-3, Công an thành phố Hà Nội cho biết, đang điều tra, xác minh trình báo của một người phụ nữ về việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản sau khi nghe cuộc điện thoại của kẻ giả danh con. Theo đó, các đối tượng xấu đang lợi dụng công nghệ Deepfake để tạo ra những video giả mạo với hình ảnh và giọng nói giống như người thật. Từ đó giả danh bạn bè, người thân nhắn tin, gọi điện thoại để lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân.
Gần đây nhất, vào ngày 19-3, bà N (ở quận Đống Đa, Hà Nội) nhận được tin nhắn từ tài khoản facebook có tên và ảnh của con bà. Nội dung tin nhắn nhờ bà chuyển 150 triệu đồng cho con vì đang nợ bạn bè. Bà N nghi ngờ và gọi lại nhưng tài khoản facebook đó nói lại “con đang bận lắm, nhắn tin đi”. Thấy giọng nói giống với giọng của con, bà N đã chuyển tiền theo số tài khoản mà người kia cung cấp. Sau khi chuyển tiền xong, tài khoản facebook đó lại gọi báo “bạn của con đang cần tiền để chữa bệnh, mẹ chuyển cho bạn con 400 triệu đồng nhé”. Lúc này bà phát hiện ra mình bị lừa và đến cơ quan Công an trình báo.

Công an thành phố khuyến cáo, đây không phải thủ đoạn mới, nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy lừa đảo của các đối tượng. Đặc biệt, để che giấu những sai sót như hình ảnh mờ, âm thanh không khớp, hoặc biểu cảm khuôn mặt thiếu tự nhiên, các đối tượng thường viện cớ “sóng yếu” để nhanh chóng kết thúc cuộc gọi, khiến nạn nhân không kịp phát hiện.
Để phòng tránh lừa đảo, Công an thành phố Hà Nội cho biết, khi nhận được tin nhắn hoặc cuộc gọi yêu cầu vay, mượn tiền, phải luôn bình tĩnh xác minh, nhất là các cuộc gọi có nội dung cần tiền gấp, chuyển tiền ngay. Gọi trực tiếp qua số điện thoại thông thường hoặc gặp mặt trực tiếp để kiểm chứng. Tránh bấm vào các đường link lạ, dù người gửi là những người quen.
Khi chuyển tiền, luôn kiểm tra kỹ thông tin tài khoản ngân hàng để chắc chắn tên người nhận khớp với người mà bạn dự định chuyển. Chú ý những dấu hiệu bất thường trong cuộc gọi video, như khuôn mặt thiếu cảm xúc, âm thanh và khẩu hình không đồng bộ, hoặc ánh mắt và cử động không tự nhiên. Khi gặp các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần kịp thời trình báo cơ quan Công an để ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo Sơn Dương (Nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Trung Quốc: Cựu lãnh đạo cấp cao Tây Tạng lĩnh án tử hình treo vì nhận hối lộ (16/07)
-
Hà Nội: Hiện trường kinh hoàng vụ ô tô tông liên hoàn 2 xe con và 5 xe máy khiến 1 người tử vong, nhiều người bị thương (16/07)
-
Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin trình diện tòa án vì cáo buộc khi quân (16/07)
-
Diễn viên Huỳnh Anh Tuấn đột quỵ (16/07)
-
Sự thật khó ngờ về bức ảnh Hải Tú "mang thai con đầu lòng" (16/07)
-
Làm mẹ, theo dõi vụ việc Jack và Thiên An mà tôi nghĩ mãi: Khi người lớn đấu tranh, xin đừng để trẻ con thành "nạn nhân đi kèm" (16/07)
-
Tài xế bất ngờ khóa xe buýt bỏ đi khiến cả trăm khách suýt ngạt thở (16/07)
-
U23 Lào tuột chiến thắng trước trận gặp U23 Việt Nam (16/07)
-
Ô tô đâm hàng loạt xe ở Hà Nội, ít nhất 1 người tử vong (16/07)
-
Vụ án tại Cục An toàn thực phẩm: Có buông lỏng kiểm tra, giám sát? (16/07)
Bài đọc nhiều




