Xã hội
11/04/2025 15:17Đi cấp cứu vì biểu hiện lạ sau khi ăn loại thực phẩm quen thuộc thay cơm
Bệnh nhân 56 tuổi vào Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) cấp cứu. Gia đình cho biết, trước đó người bệnh từng ăn củ ấu tàu số lượng ít và không có biểu hiện dị ứng. Bà không có tiền sử dị ứng thực phẩm hay thuốc. Tuy nhiên, lần này, sau 1 giờ ăn củ ấu tàu với số lượng lớn để thay cơm, bà có biểu hiện bất thường.
Sau khi khám và làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc aconitine trong củ ấu tàu, được điều trị vận mạch, cân bằng điện giải và thuốc chống loạn nhịp.
Bác sĩ Nguyễn Hà Anh, Trung tâm Da liễu - Dị ứng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết củ ấu tàu (còn gọi là củ gấu tàu, xuyên ô, thảo ô) là dược liệu quen thuộc trong y học cổ truyền, nhưng lại chứa aconitine - một chất độc cực mạnh. Nếu dùng sai cách hoặc quá liều, aconitin có thể gây loạn nhịp tim, tụt huyết áp, sốc tim và tử vong.

Ngộ độc aconitine thường biểu hiện bằng rối loạn tiêu hóa sớm (buồn nôn, đau bụng), sau đó là triệu chứng thần kinh (tê bì, chóng mặt) và tim mạch (tụt huyết áp, loạn nhịp, ngừng tim). Ngộ độc thường không đáp ứng với phác đồ xử trí sốc phản vệ: adrenaline, corticoid hoặc kháng histamin.
"Điểm nguy hiểm là các triệu chứng ngộ độc củ ấu tàu như buồn nôn, tê môi tay chân, tụt huyết áp,… rất dễ bị nhầm với sốc phản vệ - một phản ứng dị ứng nặng thường gặp sau khi ăn thực phẩm lạ", bác sĩ Hà Anh nói, ngày 11/4.
Sốc phản vệ thường khởi phát nhanh, xảy ra ngay sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng lần đầu tiên và đáp ứng nhanh với adrenaline.
Bác sĩ khuyến cáo người dân không tự ý sử dụng củ ấu tàu hoặc các loại thảo dược có độc tính cao. Việc tự chế biến hoặc sử dụng theo truyền miệng (ngâm rượu, nấu cháo, sắc thuốc…) mà không có hiểu biết rõ ràng về liều lượng và cách khử độc rất rủi ro.
Trước khi sử dụng các vị thuốc dân gian, dược liệu, cần hỏi ý kiến chuyên gia y tế, bởi không phải tất cả thảo dược đều an toàn, một số loại chỉ có thể dùng khi đã được xử lý đúng cách và đúng liều.
Nhận biết sớm dấu hiệu ngộ độc để đi khám ngay:
- Các dấu hiệu như buồn nôn, chóng mặt, tê bì chân tay, đau bụng, hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở hoặc tụt huyết áp là những biểu hiện nghiêm trọng, cần được cấp cứu kịp thời.
- Không nên cố chờ đợi hay tự điều trị tại nhà vì bệnh có thể diễn tiến rất nhanh và nặng lên trong vài giờ.
Theo Võ Thu (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục








-
Lật tàu trên vịnh Hạ Long khiến 3 nạn nhân tử vong, 40 người mất tích (19/07)
-
Concert quy tụ anh tài - chị đẹp sập sân khấu trước giờ G, bão lốc nguy hiểm khiến BTC phải đưa ra thông báo gấp! (19/07)
-
Mưa giông bất ngờ ở Hà Nội: Tôn bay, kính vỡ, người đi xe máy bị hất văng (19/07)
-
Bão Wipha lao thẳng Philippines khiến gần 100.000 người ảnh hưởng, Hong Kong dự kiến nâng mức cảnh báo (19/07)
-
Quảng Ninh xuất hiện giông mạnh kèm mưa đá, sấm sét, xe cộ 'chết cứng' trên đường (19/07)
-
TRỰC TIẾP U23 Việt Nam 3-0 U23 Lào: Trung vệ cao 1m84 ghi liền 2 bàn thắng (19/07)
-
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII (19/07)
-
Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (19/07)
-
Tiệm gấu bông "xấu lạ" thông báo dừng hoạt động (19/07)
-
Chuyên gia nhận định mới nhất về bão số 3, diễn biến đợt mưa rất lớn ở miền Bắc (19/07)
Bài đọc nhiều




