Xã hội

Giám đốc Sở VH, TT &DL Lâm Đồng: "Bạn xả rác càng nhiều, công nhân vệ sinh làm việc càng cực. Họ rất tội!"

Ngang nhiên đi giày vào chùa thiêng Linh Quy Pháp Ấn, vẽ bậy ở quảng trường Lâm Viên hay biến khu chợ nông sản nhộn nhịp thành một bãi rác khổng lồ vào dịp Tết... là những hình ảnh tiêu cực về Đà Lạt tràn ngập trên các trang thông tin những ngày qua.

Ngang nhiên đi giày vào chùa thiêng Linh Quy Pháp Ấn, vẽ bậy ở quảng trường Lâm Viên hay biến khu chợ nông sản nhộn nhịp thành một bãi rác khổng lồ vào dịp Tết... là những hình ảnh tiêu cực về Đà Lạt tràn ngập trên các trang thông tin những ngày qua.

Một công nhân vệ sinh môi trường đang làm việc tại đây cho biết: "Những ngày nghỉ lễ, hay dịp đầu năm làm việc vô cùng mệt mỏi vì cứ dọn xong là lại thấy bừa bãi ngay sau khi có mỗi tốp khách đi qua. Cường độ làm việc cao hơn do lượng khách quá đông nên rác thải càng nhiều".

Giám đốc Sở VH, TT &DL Lâm Đồng: Bạn xả rác càng nhiều, công nhân vệ sinh làm việc càng cực. Họ rất tội! - Ảnh 1.
Công nhân vệ sinh thu gom rác về một điểm nhưng vẫn không xuể.
 
Giám đốc Sở VH, TT &DL Lâm Đồng: Bạn xả rác càng nhiều, công nhân vệ sinh làm việc càng cực. Họ rất tội! - Ảnh 2.
Túi nilong, cốc nhựa đựng nước vương vãi khắp các bãi cỏ xung quanh quảng trường Lâm Viên
 
Giám đốc Sở VH, TT &DL Lâm Đồng: Bạn xả rác càng nhiều, công nhân vệ sinh làm việc càng cực. Họ rất tội! - Ảnh 3.
Những công nhân vệ sinh môi trường phải dọn dẹp thu gom rác liên tục nhưng sau đó lại bữa bãi ngay sau khi có tốp khác đi qua.

Từ cảm xúc phẫn nộ, nhiều người đặt câu hỏi: Cơ quan chức năng có phương án xử lý như thế nào? Liệu Đà Lạt có trở thành điểm đến bị hủy hoại vì sự thiếu ý thức của một số du khách?

Để giải đáp những trăn trở ấy, chúng tôi đã gặp gỡ và trò chuyện với bà Nguyễn Thị Nguyên - Giám đốc sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng. Bà Nguyên cho biết, lượng khách du khách từ các tỉnh đổ về Đà Lạt để vui chơi và nghỉ dưỡng sau Tết rất nhiều.

Giám đốc Sở VH, TT &DL Lâm Đồng: Bạn xả rác càng nhiều, công nhân vệ sinh làm việc càng cực. Họ rất tội! - Ảnh 4.
Thực trạng du khách vô ý thức xả rác sau khi tụ tập ăn uống đốt lửa trại khiến nhiều người không khỏi bức xúc.

Thực trạng du khách, người dân vô ý thức xả rác và vẽ bậy hay làm xấu hình ảnh thành phố là có thật. Nó cũng đã xảy ra nhiều lần trước đây. Nhưng tình trạng các điểm tham quan của thành phố bị tấn công bởi rác thải không kéo dài. Chỉ vài giờ sau khi khách du lịch rời khỏi các tụ điểm vui chơi, đội ngũ công nhân vệ sinh môi trường thuộc Công ty Công trình đô thị Đà Lạt sẽ đến và tiến hành thu gom rác.

"Hình ảnh rác thải, hình vẽ bậy tại các điểm vui chơi ở Đà Lạt mà các bạn nhìn thấy trên mạng xã hội thường được chụp lại vào lúc sáng sớm. Khi ấy, công nhân vệ sinh chỉ mới bắt tay thu dọn lại đống rác thải mà du khách hay người dân đi dã ngoại từ tối hôm trước để lại. Bạn xả rác càng nhiều công nhân vệ sinh môi trường làm việc càng cực. Họ rất tội!

Công nhân công ty môi trường túc trực để dọn vệ sinh cả ngày, không bao giờ có chuyện để đống rác bừa bãi từ sáng đến chiều làm xấu cảnh quan thành phố như vậy. Tôi mong muốn các bạn trẻ nhìn thấy thực trạng trên thì hãy phản ánh nó theo góc độ giáo dục nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân, cộng đồng kể cả du khách khi du xuân để công nhân vệ sinh bớt khổ chứ không phải đánh giá Đà Lạt theo những góc nhìn cá nhân tiêu cực", bà Nguyên nói.

Giám đốc Sở VH, TT &DL Lâm Đồng: Bạn xả rác càng nhiều, công nhân vệ sinh làm việc càng cực. Họ rất tội! - Ảnh 5.
Ăn uống chỗ nào thản nhiên xả rác tại chỗ đó, khiến các khu vực xung quanh quảng trường ngập ngụa rác thải

Cũng theo đánh giá của bà Nguyên, công tác quản lý bảo vệ môi trường từ phía địa phương và công ty Công trình đô thị nhìn chung rất tốt. Ý thức của người dân Đà Lạt cũng không tệ. Tuy nhiên, rác vẫn xuất hiện và đó là điều không thể tránh khỏi. Quang cảnh chợ nông sản Đà Lạt ngập ngụa rác khiến dân mạng bức xúc cũng là một ví dụ.

Giám đốc Sở VH, TT &DL Lâm Đồng: Bạn xả rác càng nhiều, công nhân vệ sinh làm việc càng cực. Họ rất tội! - Ảnh 6.
Những đống bã mía, túi nilong đựng đồ bỏ đi của các hàng quán gần đó được chất đống ở cạnh bậc thềm.
 
Giám đốc Sở VH, TT &DL Lâm Đồng: Bạn xả rác càng nhiều, công nhân vệ sinh làm việc càng cực. Họ rất tội! - Ảnh 7.
Những bọc rác thải sinh hoạt, hay cành hoa, lọ cây không sử dụng đến bị các tiểu thương vứt bừa ra tại chỗ ngồi.
 
Giám đốc Sở VH, TT &DL Lâm Đồng: Bạn xả rác càng nhiều, công nhân vệ sinh làm việc càng cực. Họ rất tội! - Ảnh 8.
Rác thải được vứt ngay ngoài vỉa hè chứ không hề được cho vào thùng rác khiến nhiều điểm ở Đà Lạt trở nên nhếch nhác bởi tình trạng xả rác thải tràn lan

Người dân họp chợ từ sáng sớm. Bọc nylon, cành hoa, lọ cây không sử dụng đều bị các tiểu thương vứt bừa ra tại chỗ ngồi. 

Tuy nhiên, chỉ đến 6, 7 giờ sáng là công nhân vệ sinh bắt đầu làm việc. Lúc này, khu vực chợ mới được trả lại hiện trạng sạch sẽ.

"Chuyện xử phạt người dân là chuyện chẳng đặng đừng. Nếu có phạt thì chỉ phạt tại chỗ hành vi xả rác mà thôi. Quan điểm của ngành và địa phương là cố gắng tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức của mọi người. Quy định xử phạt thì có rồi nhưng để đưa vào áp dụng thì cả một vấn đề về vận hành.

Về phía thành phố, tôi cũng đã kiến nghị về chuyện lắp đặt thêm các thùng rác ở nơi công cộng để bất cứ khi nào du khách cần họ đều có thể tìm thấy thùng rác để đáp ứng nhu cầu của mình", bà Nguyên - Giám đốc sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng chia sẻ.

Theo Lê Ái - Ảnh Hoàng Việt (Kenh14.vn/Trí Thức Trẻ)