Xã hội
16/01/2018 09:13PGS Bùi Hiền ăn bánh mì thay cơm để dịch 'Truyện Kiều' sang 'Tiếw Việt'
Mới đây, tác giả đề xuất cải tiến chữ viết đã công bố 3.254 câu thơ lục bát của Truyện Kiều bằng ngôn ngữ “Tiếw Việt”. Để chuyển thể toàn bộ tác phẩm này, ông mất trọn 10 ngày đầu tiên của năm 2018, làm việc liên tục trên máy tính từ 9-10 tiếng/ ngày. Dù mắt đã mờ, tay run, nhưng ông vẫn kiên trì, kỳ cạch gõ từng chữ.
Ông cho biết, việc làm này chỉ để thỏa mãn niềm đam mê cá nhân. Toàn bộ tác phẩm “Truyện Kiều” được PGS Bùi Hiền chuyển thành “Cuyện Kiều” với tên tác giả cũng được “dịch” thành “Wuyễn Zu”. Hiện ông đã in ra một số bản để tặng bạn bè thân thiết.

Về lý do chọn Truyện Kiều chứ không phải một tác phẩm khác để dịch sang chữ cải tiến, PGS Bùi Hiền cho biết vì đây là một trong những tác phẩm kinh điển của nền văn học Việt Nam. Không chỉ nhiều người dân Việt Nam, mà chính bản thân ông cũng rất thích “Truyện Kiều” nên muốn thử nghiệm.
Sắp bước sang tuổi 84, nếu nhiều người sẽ chọn cách nghỉ ngơi, an hưởng tuổi già, quây quần bên con cháu, thì với PGS-TS Bùi Hiền, được làm việc mới là niềm hạnh phúc. Dù đã về hưu hơn 20 năm nay, nhưng nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội vẫn miệt mài đọc sách và nghiên cứu.
Hiện ông sống một mình trong căn tập thể cũ ở quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông tự đi chợ, nấu cơm, giặt giũ, làm hết mọi việc. Các con của ông đều đã có gia đình riêng, người sống ở Phú Thọ, người trong Nam, người định cư tận bên Ba Lan.
Trong 10 ngày dành thời gian để chuyển thể Truyện Kiều, PGS Bùi Hiền cho biết vì ngại nấu nướng, ở một mình “thổi cơm không bõ dính xoong” nên ông thường mua bánh mì về ăn thay cơm. Có hôm ăn bánh mì “chay”. Có hôm đổi bữa, rang tí thịt, rán quả trứng để ăn cùng.
“Món ăn tôi thích nhất là chuối xanh nấu với đậu. Khi dành thời gian để hoàn thiện phần 2 của nghiên cứu cải tiến chữ viết, mỗi ngày chỉ cần 2 quả chuối xanh nấu với vài miếng đậu là xong bữa” - PGS Bùi Hiền chia sẻ.
Ở tuổi xưa nay hiếm, ông Bùi Hiền vẫn biết “chơi” facebook, dùng Internet để trò chuyện với bạn bè, con cháu đang ở xa.
Nhớ lại quãng thời gian báo chí mới tiết lộ về công trình cải tiến chữ viết, PGS Bùi Hiền cười: "Nếu là người khác khéo đột quỵ rồi. Cuộc sống của tôi cũng thay đổi khi liên tục phải tiếp báo chí, bị dư luận chỉ trích, “mạt sát” trên mạng xã hội.
Nhưng thật ra, Internet, Facebook cũng chỉ là một công cụ. Nếu con người sử dụng nó với mục đích thiện, nó đem lại lợi ích thiện, còn dùng theo mục đích ác nó sẽ ác. Với kinh nghiệm của mình, tôi thấy mạng xã hội không thể hủy hoại cuộc đời ai được, nếu chúng ta biết lọc thông tin".
Theo Bích Hà (Lao Động)
Tin cùng chuyên mục








-
MU đạt thỏa thuận chiêu mộ Mbeumo giá 71 triệu bảng (18/07)
-
Sự thật về những cuộc gọi đầu 00 và mã vùng không phải 84: Công an cảnh báo không được làm thao tác này (18/07)
-
Có nên tắt điều hòa khi ra ngoài 30 phút? Tưởng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết câu trả lời (18/07)
-
Chuyện tình của nam nghệ sĩ đình đám và vợ 2 trẻ đẹp, kém 37 tuổi, có 1 con riêng (18/07)
-
Bão Wipha có nhiều nét tương đồng Yagi, đổ bộ với cấp độ mạnh (18/07)
-
Clip rước dâu chỉ mất 30 giây ở Bắc Ninh: Bố mẹ sút 3kg khi biết tin con gái yêu anh hàng xóm (18/07)
-
Tin mới về đợt mưa to đến rất to, kéo dài nhiều ngày liên tiếp ở miền Bắc (18/07)
-
Một địa phương Việt Nam lên kế hoạch dời gần 40.000 căn nhà (18/07)
-
Triều Tiên cấm người nước ngoài tới khu nghỉ dưỡng 'quốc bảo' (18/07)
-
Hà Nội hạ điểm chuẩn thi lớp 10 năm 2025 (18/07)
Bài đọc nhiều




