Xã hội
07/10/2020 10:20Quảng Ngãi: Hàng loạt trụ sở bỏ hoang
Thực hiện Nghị quyết 867 ngày 10-1 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã thuộc tỉnh Quảng Ngãi, từ ngày 1-4, huyện Tây Trà sáp nhập huyện Trà Bồng. Việc sáp nhập kéo theo hàng chục trụ sở công quyền bỏ không vì cán bộ chuyển về nơi làm việc mới.
Theo ghi nhận của phóng viên, trụ sở UBND huyện Tây Trà hoang vắng. Tại các phòng làm việc, hội trường, nhiều trang thiết bị như quạt, máy vi tính, bàn, ghế… còn ngổn ngang. "Từ khi sáp nhập về UBND huyện Trà Bồng, toàn bộ trụ sở ở đây không sử dụng, luôn đóng cửa. Thỉnh thoảng mới có một vài cán bộ quay về lấy tài liệu, hồ sơ… Một số vật dụng bên trong do lâu ngày không sử dụng nên đã bắt đầu hư hỏng" - một nhân viên bảo vệ ở đây cho biết.

Tương tự, tại các trụ sở khác như Trung tâm Y tế, Phòng Văn hóa Thông tin, UBND xã Trà Phong… cũng hoang vắng không kém. Nhiều phòng làm việc vẫn còn nguyên bàn ghế, trang thiết bị trong tình trạng rất mới.
Ông Trần Văn Sương, Phó Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng, xác nhận theo chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ngãi, toàn bộ tài sản của huyện Tây Trà và huyện Trà Bồng (cũ) được điều chuyển sang huyện Trà Bồng (mới), gồm hàng chục khu nhà công vụ với tổng diện tích đất sử dụng gần 600.000 m2 và nhiều tài sản khác như ôtô, máy móc trang thiết bị… với tổng giá trị hơn 516 tỉ đồng.
"Những vật dụng như ôtô, máy móc, thiết bị… có thể di chuyển được còn trụ sở thì đành đóng cửa. Trong khi nhiều trụ sở đang bị bỏ không thì nơi làm việc mới ở huyện Trà Bồng lại đông đúc, khó khăn trong bố trí phòng ốc" - ông Sương nói.
Cũng theo ông Sương, để tận dụng các trụ sở cũ, UBND huyện Trà Bồng đang xây dựng phương án để trình cấp thẩm quyền phê duyệt số tài sản tiếp nhận từ huyện Trà Bồng cũ, trong đó có việc quản lý, sử dụng các trụ sở.
"Trụ sở UBND huyện Tây Trà (cũ) dự kiến sẽ trở thành nơi làm việc của tổ công tác giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân ở khu vực này. Những đơn vị vẫn còn cán bộ phụ trách công việc ở khu vực này cũng sẽ tập trung về đây. Còn đối với trụ sở Huyện ủy Tây Trà, chúng tôi bố trí cho UBND xã Trà Phong tiếp nhận. Những trụ sở khác sẽ nghiên cứu để tổ chức đấu giá cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng" - ông Sương thông tin.
Một lãnh đạo Phòng Quản lý giá và tài sản công, Sở Tài chính tỉnh Quảng Ngãi, nhìn nhận việc sử dụng các trụ sở ở huyện Tây Trà (cũ) sau khi sáp nhập như thế nào để tránh lãng phí là khá nan giải. "Sở Tài chính đã hướng dẫn huyện tổ chức rà soát, xây dựng phương án sử dụng số tài sản này. Sau khi phương án được hoàn thiện, sẽ trình UBND tỉnh phê duyệt… Tuy nhiên, việc này cũng tốn không ít thời gian" - vị này nói.
Theo Tử Trực (Nld.com.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Danh sách du khách có mặt trên tàu gặp nạn khi du lịch trên vịnh Hạ Long: Hơn 20 trẻ em, bé nhỏ nhất mới 2 tuổi, đa số đều ở Hà Nội (19/07)
-
Vụ lật tàu Vịnh Hạ Long: Bé trai thoát chết thần kỳ sau 4 giờ mắc kẹt trong khoang kín (19/07)
-
Tuyên bố "chơi lớn" làm được chatbot mạnh hơn ChatGPT, Dược sĩ Tiến có tiềm lực tài chính mạnh thế nào? (19/07)
-
Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai" (19/07)
-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
Bài đọc nhiều




