Xã hội
15/06/2017 13:53Tại sao cao tốc Việt Nam "chi phí cao, chất lượng hạn chế"?
“Tại sao chi phí làm đường cao tốc của Việt Nam cao gấp 2-4 lần các quốc gia khác nhưng chất lượng còn hạn chế”, đại biểu Quốc hội Lê Công Nhường (Bình Định) chất vấn Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng.
“Trong điều kiện nguồn lực có hạn, Bộ trưởng có giải pháp gì để giảm suất đầu tư các tuyến hạ tầng giao thông mà vẫn nâng cao được chất lượng”, đại biểu Nhường nêu câu hỏi.
Một số đại biểu cũng nêu câu hỏi chất vấn về những bất cập trong việc đầu tư hạ tầng giao thông theo hình thức BOT, nhất là việc “hầu hết các dự án đều thực hiện theo hình thức chỉ định thầu”.
![]() |
Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa. Ảnh Như Ý. |
Với những câu hỏi trên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trương Quang Nghĩa “chia lửa” với Bộ trưởng Bộ KH-ĐT.
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa, Thủ tướng rất quan tâm và cũng đã chỉ đạo các bộ nghiên cứu, tính toán những vấn đề liên quan đến suất đầu tư cao tốc. Hiện Bộ GTVT và Bộ Xây dựng đang phối hợp để đánh giá lại vấn đề này.
Thông tin về đơn giá, ông Nghĩa cho biết, suất đầu tư làm cao tốc 6 làn xe của Việt Nam vào 200 tỷ đồng/km, chưa tính đến giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, chi phí này liên quan đến đặc điểm là một số khu vực, vùng miền nên mức giá cũng rất khác nhau.
Qua tổng hợp báo cáo của Bộ Xây dựng, thì suất đầu tư đường bộ cao tốc ở khu vực trung du, miền núi, Bắc bộ rơi vào khoảng 7,4 triệu USD/ km, còn ở khu vực Tây Nam Bộ là 17,2 triệu USD. “Giá thành phụ thuộc nhiều vấn đề nhất là địa chất, vật liệu”, ông Nghĩa nói.
Ông Nghĩa cũng cung cấp thông tin về chi phí làm đường bộ cao tốc trên 1 km của các nước trên thế giới, trong đó ở Đức là 10,9 triệu USD, Bồ Đào Nha 12,1 triệu, Mỹ 12,8 triệu - 40,8 triệu, Trung Quốc 10,5 triệu - 13,6 triệu. Riêng đường bộ cao tốc Bắc- Nam hiện theo tính toán thì rơi vào khoảng 9,5 triệu USD/km.
Về chi phí làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam, theo ông Nghĩa, con số tổng mức đầu tư 50 tỷ USD mới là dự kiến mà đơn vị tư vấn đưa ra. “Trong năm 2018 khi trình ra Quốc hội, chúng tôi sẽ báo cáo cụ thể về dự án này và sẽ có số liệu chính xác hơn”, ông Dũng cho biết.
Về tình trạng chỉ định thầu BOT, ông Nghĩa thừa nhận đúng là có việc đó. Theo đó, trong giai đoạn năm 2011- 2015 đã huy động được hơn 170 nghìn tỷ thực hiện các dự án BOT. “Hiện Quốc hội cũng đang giám sát nội dung trên và chắc chắn sẽ có báo cáo đầy đủ. Chúng tôi cũng mong muốn và có kiến nghị để dự án BOT làm sao được minh bạch, rõ ràng”, ông Nghĩa nói.
Theo Văn Kiên (Tiền Phong)








- Thắng Thái Lan, tuyển Việt Nam vô địch thế giới! (27/07)
- Vụ mất tích kỳ lạ của bé gái 13 tuổi: Đoạn camera từ xe khách, hai người xe ôm và hành trình đoàn tụ (27/07)
- Con rể chủ tiệm vàng Đồng Tháp nhiều lần bật khóc, vỡ mộng hôn nhân: "Vợ không cho mình không gian riêng" (27/07)
- Nam ca sĩ sở hữu penthouse 300 m2 vẫn xây biệt thự để ở: Tuổi 45 triệt sản vì thương vợ (27/07)
- Lan Phương nộp đơn ly hôn chồng Tây: "Tôi nhận ra mọi thứ, cảm giác ấy nghĩ lại vẫn rùng mình" (27/07)
- CLB V.League chiêu mộ tuyển thủ châu Âu giá 9 tỷ đồng, từng ra sân tại Europa League? (27/07)
- Trụ trì Thiếu Lâm Tự bị điều tra biển thủ công quỹ, nghi ngờ có con ngoài giá thú (27/07)
- Danh tính kẻ sát hại cô gái trẻ lúc 23 giờ ở Đồng Nai: Nguồn cơn thực sự gây bất ngờ (27/07)
- Tôi tái hôn với trai tân, đêm đầu tiên anh thì thầm 1 câu khiến tôi hiểu vì sao anh nhất định cưới người "1 lần đò" (27/07)
- Chung kết Đông Nam Á có thay đổi lớn, tuyển Việt Nam bớt mối lo trước chủ nhà Indonesia (27/07)




