Xã hội
14/02/2018 19:26Tâm sự của những bác sĩ sản khoa túc trực bệnh viện đón các thiên thần vào dịp Tết
28 Tết, các cán bộ nhân viên y tế ở đây vẫn đang tất tả với những công việc như thường ngày. Có lẽ, trong số tất cả những người đang làm việc ở khoa này họ đều quen với việc đón đêm giao thừa tại nơi làm việc.
Chia sẻ với chúng tôi, BS Nguyễn Thị Kiều Oanh (Chuyên khoa II - quyền trưởng khoa Sản BV E Hà Nội) cho hay, hơn 20 năm công tác trong ngành y, nhưng 13 năm nay đêm giao thừa nào chị cũng có mặt trực đêm tại bệnh viện.
Chị Oanh nói: "Khi bước vào nghề Y, thì tất nhiên ai cũng xác định công việc phải thường xuyên vắng nhà và việc cấp cứu người là ưu tiên hàng ngày. Các con của tôi đã quá quen thuộc và xác định sẽ không chắc được được đón giao thừa cùng mẹ nên thông cảm. Bên cạnh đó, ông xã tôi cùng nghề, cũng có những năm đi trực như vợ nên anh rất thông cảm".
Theo BS Oanh, dù phải thường xuyên xa cách gia đình trong những giờ phút thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ với năm mới, nhưng đó lại là điều đặc biệt cho công việc của các cán bộ nhân viên tại khoa Sản.


Bởi vì, vào thời điểm giao thoa giữa năm cũ và năm mới lại luôn có những "thiên thần" được sinh ra đời.

Chia sẻ thêm về công việc tại khoa Sản, vị bác sĩ cho hay, không đơn giản như mọi người vẫn tưởng rằng vào những ngày cuối năm người dân đến bệnh viện sẽ vắng hơn. Ngược lại, ở khoa Sản vào dịp Tết bệnh nhân vẫn đông như bình thường.
"Riêng khoa Sản khác với một số, nhiều người có tâm lý sinh con trước đêm 30 để còn hợp tuổi, hoặc có bà mẹ vì quan niệm nên cố gắng để đợi sau đêm giao thừa. Vì vậy mà tại khoa Sản chúng tôi luôn thường trực bệnh nhân đến và bệnh nhân ra viện…" BS Oanh nói.
Nói thêm về việc khi phải đối phó với những tình huống theo lời đề nghị của người nhà bệnh nhân, bác sĩ cho rằng: "Cũng có người muốn mổ theo đúng giờ…Chúng tôi lại khuyên họ, không nên vì quan niệm đó, hãy để đứa trẻ được sinh ra tự nhiên. Đó như một sự kiện vô cùng thiêng liêng, may mắn đối với chính đứa bé. Đứa trẻ ấy như một báu vật của gia đình và là một điều gì đó rất đặc biệt của cả chúng tôi..". vị bác sĩ chia sẻ.
Còn đối với nữ hộ sinh, cử nhân Lộ Thị Thùy Linh, mỗi khi chứng kiến một em bé ra đời, đó là thời khắc chị nhận thấy hạnh phúc vì đã hoàn thành một nhiệm vụ của mình.
"Ngoài niềm vui hoàn thành nhiệm vụ, đó cũng như công việc mình là cho gia đình họ vui. Nhìn thấy họ hạnh phúc đón nhận đứa con ra đời, mình cũng cảm nhận thấy hạnh phúc như vậy.".


Theo nữ hộ sinh, cũng như các đồng nghiệp của chị và tất cả những bệnh nhân có mặt vào dịp Tết, ai cũng đều cảm nhận được sự thiêng liêng khác lạ.
"Mỗi khi tiếp xúc để cấp cứu hoặc chăm sóc bệnh nhân, ai cũng tự nhận thấy sao mình gần gũi và những lời chúc, cái bắt tay vô cùng thân thiện". chị Linh bày tỏ.
Theo Minh Ngọc (Trí Thức Trẻ)
Tin cùng chuyên mục








-
Ford chuẩn bị gia nhập thị trường xe điện Việt Nam (18/07)
-
Xuyên đêm tìm kiếm bé trai 8 tuổi nghi bị nước cuốn trôi (18/07)
-
Sao nam bị gạch tên khỏi Running Man mùa 3: Là "ông hoàng thất bại", từng vướng ồn ào "đá xéo" Trấn Thành! (18/07)
-
Bắt thóp công thức "iu đương" của Matthis với Thiều Bảo Trâm và Lê Hoàng Phương (18/07)
-
Tôi hoang mang tột độ khi nhận thùng đồ ăn mẹ chồng gửi, may mà quyết đoán mới cứu được bà (18/07)
-
Mối thù từ 20 năm trước và vụ cháy kinh hoàng khiến 2 người tử vong (18/07)
-
Chi phí cho một chiếc xe xăng, dầu ở Hà Nội sẽ tăng khi áp dụng biểu phí mới (18/07)
-
Dự kiến đến 18/12, CSGT Hà Nội sẽ không ra đường: Hàng triệu tài xế cần cài ngay ứng dụng này (18/07)
-
Tài xế nồng độ cồn rất cao vụ tông 4 người thương vong ở Hà Nội đối mặt án phạt nào? (18/07)
-
Bàng hoàng: Huyền thoại nhảy dù thế giới lao thẳng xuống mặt đất, rơi vào bể bơi tử nạn (18/07)
Bài đọc nhiều




