Xã hội
16/09/2022 13:42Xe đạp đi vào đường Võ Nguyên Giáp nháo nhào bỏ chạy khi thấy CSGT
Sáng 16/9, Đội CSGT số 15 (Phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP Hà Nội) cho biết, đơn vị vừa xử lý đoàn xe đạp đi vào đường Võ Nguyên Giáp – sân bay Nội Bài.
Điều đáng nói, tuyến đường này được thiết kế dành riêng cho ô tô lưu thông với vận tốc 80-90km/h. Người đi bộ, các loại xe thô sơ, xe mô tô… đều bị cấm đi vào.
Theo ghi nhận, tình trạng xe đạp thường xuyên nối đuôi nhau đi vào đường Võ Nguyên Giáp vào sáng sớm, có thời điểm các xe này còn dàn hàng ngang cản trở ô tô lưu thông, gây mất an toàn giao thông.
Khi xuất hiện lực lượng CSGT yêu cầu dừng xe, thành viên trong đoàn này còn quay đầu bỏ chạy ngược chiều hoặc vác xe qua dải phân cách.


Ông N.V.B (trú tại quận Tây Hồ) nói với lực lượng CSGT khi bị xử lý, rằng đoàn xe đã đạp nép vào lề đường nên không thấy nguy hiểm.
“Vì tuyến đường này khá rộng lại thoáng, hướng ra ngoại thành nên tôi cùng bạn bè thường xuyên lựa chọn để đi tập thể dục bằng xe đạp. Chúng tôi đi vào giờ sớm, đi nép sát vào lề đường nên không cảm thấy nguy hiểm lắm”, ông N.V.B trình bày.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, xe đạp, xe máy đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển (trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định) sẽ bị phạt từ 200.000 - 300.000 đồng với xe đạp và từ 2 - 3 triệu đồng với xe máy.

Đại úy Đỗ Văn Thắng, Đội CSGT số 15 (Công an TP Hà Nội) cho biết, đơn vị liên tục lập chốt “đón lõng” xử lý xe đạp đi vào làn dành riêng cho ô tô nhưng người vi phạm vẫn cố tình đi vào.
“Đội thường xuyên thành lập các tổ công tác tiến hành đón lõng, xử phạt hành vi cố tình đi vào đường dành riêng cho ô tô. Trên thực tế, nhiều trường hợp đã bị xử phạt”, Đại úy Thắng cho biết.
Cũng theo Đại úy Thắng, việc xử lý xe đạp đi vào đường dành riêng cho ô tô trên tuyến gặp nhiều khó khăn khi một người bị bắt sẽ thông báo lên các hội nhóm qua mạng xã hội để những người khác chuyển hành trình di chuyển. Có một số trường hợp khi thấy lực lượng chức năng liền quay đầu bỏ chạy hoặc lao thẳng về phía lực lượng chức năng.
“Hành động quay xe đạp ngược chiều hết sức nguy hiểm vì ô tô chạy tốc độ cao. Những chiếc xe đạp của người vi phạm cũng thường rất nhẹ nên việc mang vác, bỏ chạy dễ dàng”, Đại úy Đỗ Văn Thắng thông tin.
Theo Đình Hiếu (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục








-
Danh sách du khách có mặt trên tàu gặp nạn khi du lịch trên vịnh Hạ Long: Hơn 20 trẻ em, bé nhỏ nhất mới 2 tuổi, đa số đều ở Hà Nội (19/07)
-
Vụ lật tàu Vịnh Hạ Long: Bé trai thoát chết thần kỳ sau 4 giờ mắc kẹt trong khoang kín (19/07)
-
Tuyên bố "chơi lớn" làm được chatbot mạnh hơn ChatGPT, Dược sĩ Tiến có tiềm lực tài chính mạnh thế nào? (19/07)
-
Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai" (19/07)
-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
Bài đọc nhiều




