Công nghệ
30/07/2022 08:00Khôi phục một phần dung lượng trên tuyến cáp quang biển APG
Thông tin nêu trên vừa được đại diện một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam có sử dụng tuyến cáp quang biển quốc tế Asia Pacific Gate Way (APG) cho biết.
Tuyến cáp biển APG gặp sự cố vào 15h48 ngày 26/7. Ở lần thứ hai trong năm nay gặp sự cố, tuyến cáp biển này được xác định bị đứt trên nhánh S3, với vị trí cáp lỗi cách trạm cập bờ Chongming (Trung Quốc) của tuyến cáp 427km. Sự cố này đã gây mất dung lượng kết nối trên toàn tuyến, bao gồm các hướng cáp đi Singapore, HongKong (Trung Quốc) và Nhật Bản.
Trong thông tin mới chia sẻ với ICTnews ngày 29/7, đại diện một nhà mạng cho biết, đối tác quản lý tuyến cáp đã thực hiện cấu hình lại nguồn, nhờ vậy dung lượng kết nối hướng Singapore và HongKong (Trung Quốc) đã được khôi phục từ 12h18 ngày 28/7.

Vị đại diện nhà mạng này cũng cho biết thêm, đây chỉ là phương án cấu hình nguồn tạm thời của hệ thống để khôi phục dung lượng. Để khắc phục triệt để sự cố xảy ra ngày 26/7 trên tuyến cáp biển APG, thời gian tới, đối tác vẫn cần huy động tàu sửa chữa. Tuy vậy, hiện chưa có lịch khắc phục sự cố APG gặp phải lần này.
APG là 1 trong 5 tuyến cáp quang biển quốc tế đang chiếm phần lớn dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế, cùng với 4 tuyến khác gồm (Asia - America Gateway), SMW3 (còn gọi là SEA - ME - WE3), Liên Á (IA - Intra Asia) và AAE-1 (Asia - Africa - Euro 1).
Tuyến cáp quang biển quốc tế APG được đưa vào khai thác từ giữa tháng 12/2016. Có chiều dài khoảng 10.400 km, tuyến cáp này được đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương, với khả năng cung cấp băng thông tối đa lên tới 54 Tbps.
Tuyến cáp APG có các điểm kết nối ở Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Có sự tham gia đầu tư của các nhà mạng Việt Nam, APG được đánh giá là tuyến cáp góp phần mang lại đường truyền ổn định với dung lượng lớn hơn cho người dùng Internet tại Việt Nam.
Theo các chuyên gia, hiện lưu lượng truy cập Internet nước ngoài vẫn lớn hơn nhiều so với trong nước. Vì thế, mỗi khi có sự cố trên các tuyến cáp biển quốc tế thì chất lượng dịch vụ Internet bị ảnh hưởng. Các nhà mạng, một mặt đã tìm cách đầu tư xây dựng các tuyến cáp mới, mặt khác cũng tìm cách tối ưu để lưu lượng Internet trong nước tăng lên như tăng cường các hệ thống Caching, CDN.
Theo Vân Anh (ICT News)
Tin cùng chuyên mục








-
Tuyển Indonesia rơi vào “bảng tử thần”, giấc mơ World Cup đứng trước nguy cơ tan vỡ (18/07)
-
Bài học ‘vua chứng khoán’ Trung Quốc mất sạch 4,3 tỷ USD vì lòng thù hận, từ đứa trẻ nghèo thành đại gia rồi cuối cùng thành tử tù (18/07)
-
U23 Đông Nam Á nhiều bất ngờ, có đáng lo cho U23 Việt Nam? (18/07)
-
Việt Nam nêu lý do mời Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia và Belarus tham gia diễu binh tại lễ kỷ niệm 2/9 (18/07)
-
Phòng gym làm ăn thua lỗ, ông chủ giả vờ tổ chức du lịch rồi lừa bán hơn 30 nhân viên sang Myanmar (18/07)
-
Tử vi thứ 6 ngày 18/7/2025 của 12 con giáp: Ngọ thành công, Hợi có tiền (18/07)
-
Chấn động MXH: CEO công ty tỷ đô ngoại tình với nhân viên, bị bắt quả tang ngay tại concert Coldplay! (18/07)
-
Bắt nghi phạm nổ súng, bắn tử vong người đàn ông ở Đồng Nai (17/07)
-
Nhiều người Hàn Quốc bức xúc khi xem bản tin thời sự về vụ 2 cô gái gây gổ ở tiệm photobooth Hà Nội (17/07)
-
Nữ sinh đạt điểm tuyệt đối 3 môn, ĐH top 1 gọi điện mời nhập học trong đêm nhưng bị cô từ chối khiến ai cũng ngỡ ngàng (17/07)
Bài đọc nhiều




